Nhiều chị em cho rằng trứng ngỗng phải bổ hơn trứng cút nhưng thực ra trứng chim cút tuy nhỏ lại rất giàu dưỡng chất.
Trứng mang dinh dưỡng cao, thích hợp cho trẻ thời kì ăn dặm và kích thích sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ nên cho trẻ ăn trứng đúng cách bởi nếu không thì dù ăn nhiều cũng sẽ thành vô ích, con "lùn vẫn hoàn lùn"
Dưới đây là những cảnh báo sai lầm khi mẹ cho trẻ ăn trứng.
Trứng càng to càng nhiều chất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại trứng đa dạng và phong phú như trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng, trứng đà điểu... Tuy nhiên nhiều chị em lại có quan điểm sai lầm là trững ngỗng thì bổ mà trứng cút hẳn ít chất.
Các mẹ nên nắm rõ về hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi loại để có sự lựa chọn hợp lý cho thực đơn bữa ăn hàng ngày của trẻ khi đưa trứng vào trong thực đơn.
Trứng gà, trứng vịt là loại phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng gà có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản và hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý, cần thiết cho sức khỏe như kẽm, lipít, protein và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B2, PP.
Mặc dù kích thước nhỏ nhưng trứng chim cút rất giàu dưỡng chất. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axít, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt. Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm.
Nếu cân đo lượng dinh dưỡng, trứng ngỗng không hề tốt hơn so với trứng gà hay trứng chim cút. (ảnh minh hoạ)
Trẻ ốm nên ăn trứng cho bổ dưỡng
Nhiều mẹ có thói quen cho con ăn trứng để phục hồi sức khoẻ sau khi trẻ ốm dậy. Nhưng mẹ đâu biết rằng thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể.
Như vậy khi bé bị sốt mà còn ăn thêm trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng mạnh khiến bệnh của bé không những cải thiện mà còn trầm trọng thêm.
Ăn trứng gà đã chín để qua đêm
Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.
Luộc trứng gà quá lâu
Trứng đun quá lâu thì lòng đỏ trứng và protein của các ion sắt sẽ kết hợp tạo ra ion lưu huỳnh không hòa tan của các sunfua sắt khiến cơ thể rất khó hấp thụ.
Nếu luộc trứng thì tốt nhất nên luộc trong nước lạnh, đun sôi trong khoảng 3 phút.
Luộc trứng chỉ nên trong khoảng 3 phút. (ảnh minh hoạ)
Rán trứng quá kỹ
Trứng chiên quá kĩ có thể khiến các axit amin protein chuyển thành các chất hóa học, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.
Khi đó, rìa mép trứng sẽ bị cháy, protein cao phân tử ở lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.
Trứng có vỏ sậm màu thì có giá trị dinh dưỡng cao hơn
Giá trị dinh dưỡng của trứng cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc dinh dưỡng của loại thức ăn cho gà chứ không liên quan đến màu vỏ trứng. Các kết luận rút ra chỉ có thể là, vỏ trứng rõ ràng và có vẻ dày cho thấy hàm lượng protein cao hơn, chất lượng của các protein tốt hơn. Trong những trường hợp bình thường, lòng đỏ trứng hơi tối hơn thì tức là trứng có dinh dưỡng tốt.
Ăn trứng với sữa và sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất... có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành còn chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người.
Nếu ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Theo Khám phá