Giáo dục mầm non
   Mở thêm một cánh cổng trường
 

Khi mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, trẻ con ngày càng quý. Có ai đưa con đến lớp mầm non (MN), mới hiểu vai trò của cô bảo mẫu (BM). Từ cho ăn, cho ngủ, tắm rửa, đến dọn dẹp vệ sinh, dỗ trẻ... đều là công việc của BM.


Ở nhà với một đứa trẻ lên ba, lên năm đã vất vả đủ thứ chuyện, huống hồ mỗi lớp có một cô BM, một giáo viên, mà đến 20 - 30 trẻ. Cắm cúi lo toan chuyện bữa trưa bữa xế, chuyện thay áo thay quần cho các bé, các cô BM ít được biết đến, ít được biểu dương, động viên đã đành, mà thời gian gần đây, những hiện tượng bạo hành trẻ em ở một số nhóm trẻ đã làm cho hình ảnh cô BM, nghề BM trong con mắt nhìn xã hội thêm phần ngờ vực, ảm đạm.


Nỗi buồn của những cô BM tận tâm, gắn bó với nghề, yêu trẻ cũng khó được sẻ chia, khi cơ chế dành cho bảo mẫu trong trường chưa được quy định rõ. Trước nay, họ vẫn là một lực lượng lao động cộng thêm, ngoài biên chế chính thức của trường.


Tiết thực hành làm đồ chơi cho trẻ của lớp nghiệp vụ bảo mẫu do Hội LHPN Q.Thủ Đức tổ chức


Đầu năm học mới, UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về chính sách đầu tư đối với giáo dục MN và chế độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc ngành học MN TP.HCM.


Theo đó, TP.HCM sẽ bổ sung biên chế chức danh nhân viên nuôi dưỡng (BM) cho các cơ sở giáo dục MN công lập (mỗi lớp có biên chế một nhân viên nuôi dưỡng), với chức danh được quy định rõ ràng là để hỗ trợ giáo viên trong việc chăm sóc trẻ, vệ sinh phòng học, nhà vệ sinh... Đây được coi như một cánh cửa mở ra cho nghề BM, chính thức công nhận một loại hình lao động cần thiết trong trường học, và công nhận sự đóng góp thầm lặng của đội ngũ này cho sự nghiệp chăm sóc, nuôi dạy trẻ.


Song song với việc mở ra một cánh cửa nghề nghiệp cho nghề BM trong trường MN công lập, Sở Giáo dục - đào tạo cũng có thông báo từ năm học 2014 - 2015, chấm dứt cấp phép lớp MN ở thành phố. Thông báo này như một động thái chấm dứt việc mở thêm các nhóm trẻ MN độc lập trong dân cư. Xã hội và chính quyền đều đã nhận thấy những bất cập của việc các nhóm trẻ tự phát, các nhóm trẻ độc lập không đảm bảo đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dạy trẻ; và bằng những cố gắng của toàn hệ thống, đang nỗ lực chuẩn hóa những cơ sở nuôi dạy trẻ MN, hạn chế bớt tình trạng bạo hành hoặc những rủi ro tiềm ẩn khác.


Hai biện pháp trên khá đồng bộ với nhau: mở ra con đường nghề nghiệp cho BM, tạo điều kiện cho người ta có một cái nghề chính danh; mặt khác, không cho phép tổ chức việc nuôi trẻ như một hoạt động để kinh doanh kiếm lợi mà không đảm bảo điều kiện về con người lẫn cơ sở vật chất. Từ nay, những cô BM sẽ yên tâm gắn bó với công việc hơn, dù ai cũng biết mức lương của họ chưa thể cải thiện một sớm một chiều, nhưng tương lai phát triển nghề nghiệp đã mở.


Hy vọng, với chủ trương này, những chương trình đào tạo tốt hơn sẽ được nghiên cứu để dành cho nghề BM, đào tạo ra những cô BM giỏi nghề, hiểu tâm sinh lý của trẻ, hiểu nguyên tắc và định hướng giáo dục để giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện ngay từ ở bậc MN.


Những chuyển động tiếp theo của chính sách chắc sẽ hướng về phía mô hình bán trú đã được hình thành lâu nay trong các trường tiểu học, kể cả trung học phổ thông. Đã từ lâu trong các trường có thêm bộ phận cấp dưỡng, BM, lao công phục vụ. Thầy cô trên lớp dạy chữ, nhưng những kỹ năng vệ sinh cá nhân, ăn uống, giao tiếp, kỷ luật trong giờ nghỉ trưa tại trường... nếu được bộ phận BM cùng chung tay dạy dỗ, rèn cặp cho các em, thì sẽ tốt hơn nhiều. Trước mắt có thể thấy ngay 5 năm dài ở bậc tiểu học đã có và sẽ cần được chính thức hóa một đội ngũ BM cho loại hình trường bán trú.


Xã hội đã trải qua một giai đoạn phát triển với nhiều bài học đắt giá phải trả để đi tới sự thống nhất về mặt quan điểm, rằng giáo dục con người - dù đó là những con người bé tí - cũng cần thiết phải có những người được đào tạo, có hiểu biết, thực thi chức phận nghề nghiệp của mình trong một hệ thống chặt chẽ, rõ ràng và chính thức. Câu chuyện BM và câu chuyện chính sách không hề tách rời nhau.


Theo Phụ Nữ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TP.HCM kiến nghị giảm tiền thuê đất xây trường mầm non ngoài công lập (25/9)
 Hà Tĩnh hướng dẫn tuyển giáo viên mầm non (24/9)
 Mỗi giáo viên kiêm nhiệm không quá 2 chức danh (23/9)
 Bất bình đẳng trường công - trường tư (22/9)
 Thiếu trầm trọng giáo viên mầm non nhưng không được tuyển (19/9)
 TP HCM ra hàng loạt chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non (18/9)
 Hà Nội: Trẻ mầm non khổ sở vào trường công (17/9)
 Thanh Hoá: Thêm 6 trường đạt chuẩn quốc gia (16/9)
 TP.HCM sẽ thực hiện đại trà mầm non 6-18 tháng tuổi (15/9)
 Giáo viên mầm non được nâng bậc lương thường xuyên (12/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i