Xã hội
   Chi phí năm học mới của học sinh Nhật rất thấp
 

Không có sự khác biệt quá lớn giữa trường công và tư vì mọi thứ đều phải công khai, minh bạch và không thể có những khoản thu bất hợp lý.


Chỉ còn mấy hôm nữa, ngày khai giảng năm học mới sẽ bắt đầu, đó cũng là thời điểm mà phụ huynh đang chộn rộn với những nỗi lo về vật chất cho con em mình. Tôi xin chia sẻ một chút về chuyện đồng phục, sách giáo khoa và những khoản đóng góp cho nhà trường cụ thể là trường công Nhật bản.


Thực ra, phụ huynh bên này không phải đóng góp nhiều khoản vặt vãnh và vô lý như tiền xây dựng trường, tự nguyện (thực ra là bắt buộc) ở một số nơi tại Việt Nam, nhất là ở trường công, kể cả trường tư thì tiền ấy đều nằm trong học phí rồi.


Hàng tháng, tiền ăn và chi phí hỗ trợ như in ấn, tài liệu cũng chỉ chừng 40 USD nếu là cấp một hoặc chừng 60 USD cho cấp hai, có nghĩa là những khoản nhỏ ấy ai cũng thu xếp được dễ dàng.


Tất nhiên không có sự khác biệt quá lớn giữa trường công và tư vì mọi thứ đều phải công khai, minh bạch và không thể có những khoản thu bất hợp lý.


Về đồng phục, các con tôi từ hồi đi học mẫu giáo đã có yêu cầu như sau: Một bộ mang trang trọng để mặc từ nhà tới trường, một bộ đồng phục thể thao quần ngắn, áo cộc tay dùng để mặc suốt thời gian ở trường về mùa hè và bộ quần dài, áo dài tay dành cho mùa thu đông.


Bộ mang tính lễ nghi có áo sơ mi trắng, quần và áo khoác ngoài (có thể so sánh tương đương với bộ comple của người lớn) màu tối. Hai bộ kia may bằng chất liệu thấm mồ hôi, mềm mại và thoải mái cho cử động. Đồng phục này ở mỗi trường có màu sắc, thiết kế khác nhau.


Lên cấp tiểu học, các cháu không dùng đồng phục cho việc lên lớp hàng ngày mà chỉ có đồng phục cho môn thể dục và chỉ phải thay đổi khi đến giờ học thể dục.


Khi đến trường, học sinh được mặc trang phục theo lựa chọn của cá nhân miễn là thoải mái cho vận động, nhưng hầu như bắt buộc là phải đi giày thể thao để đảm bảo an toàn, dễ vận động trong các giờ học, giờ chơi ở trường.


Lên trung học cơ sở, học sinh bắt buộcphải mặc đồng phục. Học sinh có đồng phục trang trọng để dùng trong các dịp nghi lễ của trường và mặc từ nhà đến trường và bộ trang phục thể thao thoải mái để dùng trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt ở trường.


Vì đồng phục phải mặc quanh năm nên có loại may bằng chất liệu mát mẻ hơn dùng cho mùa hè và loại ấm áp dành cho mùa thu đông. Trang phục thể thao ngắn tay, quần ngắn cho mùa hè và quần áo dài tay cho mùa đông. Đồng phục trang trọng hầu như là mẫu chung cho các trường công toàn quốc.


Đặc biệt với giày dép thì có một đôi giày dành để đi riêng trong giờ học, sinh hoạt ở trong lớp vậy nên học sinh phải sắm một đôi giày nhẹ, đơn giản có đế an toàn cho vận động luôn để thường trực ở cửa ra vào ở trường, ngoài đôi giày thế thao hàng ngày đi từ nhà tới trường.


Ở mẫu giáo và tiểu học, các học sinh cùng niên học phải đội mũ đồng màu. Nếu đến một trường mẫu giáo hay tiểu học, bạn chỉ cần nhìn màu mũ là đã có thể hiểu em học sinh này thuộc lớp mấy.


Vì đồng phục sẽ được dùng trong suốt mấy năm học nên phụ huynh thường mua tính tới độ lớn của con em mình để tiết kiệm chi phí. Và đồng phục đó không bị bắt buộc mua mới mỗi năm, trừ khi bị rách, bị mất thì mới phải mua lại thứ đồ đã bị rách quá hay bị mất mà thôi.


Nếu đến một trường mẫu giáo hay tiểu học, bạn chỉ cần nhìn màu mũ là đã có thể hiểu em học sinh này thuộc lớp mấy.


Giá cả của đồng phục tất nhiên đắt hơn bộ quần áo bình thường, nhưng so với thu nhập của gia đình sẽ không là quá lớn. Ví dụ, đồng phục mẫu giáo trang trọng của con tôi là chừng 250 USD, trung học cơ sở là chừng 350 USD. Với những gia đình khó khăn thì đã có trợ cấp của chính phủ để giảm nhẹ gánh nặng.


Khi chuẩn bị vào cấp học mới, chuyện mua sắm đồng phục được xem như là một bước trọng đại của cả gia đình, bởi bộ đồng phục đánh dấu bước trưởng thành của con em và cũng là một món đồ "đắt đỏ".


Về sách giáo khoa ở tiểu học và trung học cơ sở: Sách giáo khoa được phát cho học sinh vào ngày đầu năm học mới.


Chuyện sách giáo khoa không bao giờ là nỗi ám ảnh chi phí. Mỗi năm học mới, học sinh lại nhận được bộ sách giáo khoa cho năm đó để phục vụ cho việc học tập. Trường hợp các sách tham khảo, bồi dưỡng kiến thức thêm thì đó là chuyện "riêng tư" của mỗi gia đình, họ có thể mua ở các hiệu sách tùy theo sở thích và nhu cầu của cá nhân.


Bên cạnh đó, một số sách giáo khoa ở các địa phương khác nhau thì không giống nhau nên nếu xảy ra chuyện quyên góp sách giáo khoa cho trẻ em nghèo như ở Việt Nam thì chắc cũng hơi khó khăn.


Về các khoản đóng góp cho nhà trường: Nếu so với danh sách dài các khoản thu "bắt buộc" cũng như tự nguyện ở Việt Nam thì rõ ràng ở Việt Nam, phụ huynh phải đóng góp rất nhiều hay đúng ra là quá nhiều.


Phụ huynh Nhật không phải lo lắng đến thế cho những khoản gọi là xây dựng trường, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, tinh thần hay những loại phí nước uống, phí vệ sinh...


Bảo hiểm học đường là khoản bắt buộc nhưng phụ huynh chỉ đóng đâu chừng tương đương khoảng 5USD. Cuối mỗi năm học, phụ huynh đóng góp chừng 1USD để cùng mua hoa, làm một cuốn sổ lưu niệm tặng thầy cô giáo chủ nhiệm của năm học hiện tại vì giáo viên chủ nhiệm sẽ thay đổi hàng năm.


Ngoài ra, các khoản phải trả hàng tháng theo như tiền ăn trưa, chi phí phục vụ cho việc học tập của học sinh, dã ngoại thì không phải đối tượng đề cập trong bài viết này. Tuy nhiên, số tiền trên cũng không phải là quá lớn, vì nếu gia đình thu nhập thấp, khó khăn thì khoản trợ cấp cho trẻ em hàng tháng cũng đã có thể đủ cho phụ huynh chi dùng cho các khoản đó.


Nhiều phụ huynh có những cách hữu ích để gây quỹ cho nhà trường để phục vụ cho các sinh hoạt của học sinh. Ví dụ ở chỗ tôi sống, phụ huynh tập hợp những đồ có thể tái chế như sách báo cũ, chai lọ, lon bia, nước quả để bán cho các nhà máy và số tiền đó được dùng để mua sắm thêm sách vở cho thư viện nhà trường...


Hoặc vào những ngày lễ hội, các ông bố trong "hội các ông bố" chế biến các món đồ ăn dân dã để bán thu tiền gây quỹ cho nhà trường, thêm vào các khoản chi phục vụ cho học sinh.


Hoặc các mẹ tổ chức hội chợ đồ cũ, đồ không dùng đến để bán trong các dịp lễ hội, số tiền thu được cũng sẽ dùng để mua thêm sách cho thư viện, hỗ trợ cho các hoạt động nghệ thuật của các em.


Tóm lại, tôi thấy rằng, nhà trường với mục đích là phụng sự trẻ em và đảm bảo quyền được đến trường của các em,họ phải xét đến hoàn cảnh kinh tế của gia đình học sinh chứ không thể đòi hỏi những khoản đóng góp để thành gánh nặng cho các gia đình học sinh.


Cũng một phần, nhà trường ở đây phải tuân thủ luật lệ rất nghiêm khắc và phụ huynh có tiếng nói của mình, họ không thể đặt ra những khoản thu vô lý, ngoài quy định chung.


Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mùa tựu trường: Trên 1 triệu trẻ em Việt Nam không đi học (11/9)
 Giảm 3% số trẻ suy dinh dưỡng nhờ uống sữa (11/9)
 Giấc mơ có thật trước ngày tựu trường (11/9)
 Không để xảy ra dịch bệnh lớn, ngộ độc tại trường học (10/9)
 Chuyện đi học của con công nhân nghèo: Cô giáo kiêm luôn "bảo mẫu" (10/9)
 Tăng thời hạn sử dụng thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi đến lúc đi học (10/9)
 TP.HCM: Một số khoản thu trường học tăng (9/9)
 TP. Hồ Chí Minh: Tạm dừng mở ngành Điều dưỡng, Dược sĩ, Y sĩ và sư phạm mầm non (9/9)
 Hàng trăm trẻ em Mỹ nhập viện vì virút đường hô hấp (9/9)
 Hỗ trợ 2 trường mầm non có đông con công nhân theo học (8/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i