Tâm lý
   Bữa tiệc gia đình
 

Biết cách ăn uống lịch sự sẽ giúp bé để lại ấn tượng tốt với những người xung quanh. Việc giáo dục các kỹ năng ăn uống nên được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, nhất là ngay sau khi bé đã có thể sử dụng các dụng cụ để tự ăn mà không cần người lớn giúp đỡ. Một cách tốt để giáo dục quy tắc ăn uống cho trẻ là thông qua một trò chơi - dễ thực hiện, tăng tính hào hứng cho bữa ăn mà cả nhà đều có thể tham gia.


"Sự kiện" bất ngờ: bữa ăn trang trọng
Đầu tiên, trong bí mật, bố mẹ chuẩn bị mọi việc cho một bữa ăn trang trọng và lịch sự, tạo không khí khác lạ và đặc biệt với bé. Muỗng, đĩa và các vật dụng ăn uống có thể sử dụng đồ nhựa, nhưng được sắp xếp và bày biện ngăn nắp hơn. Thêm vào các vật dụng trang trí như lọ hoa, đèn chiếu sáng, khăn trải bàn... để biến một bữa ăn gia đình bình thường thành một bữa tiệc, nhưng cũng nên lưu ý làm sao có thể dọn dẹp dễ dàng sau khi ăn.


Chuẩn bị các món ăn đơn giản, ngon miệng và dễ ăn, để bé có thể tập trung hơn vào việc học quy tắc ăn uống. Đặc biệt, nên có sẵn một món ăn nhỏ rất hấp dẫn và có thể chia ra nhiều phần để làm phần thưởng, ví dụ như trái cây (nho, miếng táo cắt nhỏ, cà chua bi...). Sau đó, "mời" các thành viên trong gia đình tham gia vào bữa ăn tối trang trọng bằng một thiệp mời đơn giản, làm cho các bé ngạc nhiên và trông chờ vào một sự kiện đặc biệt trong ngày hôm đó.


Nhập vai và tưởng thưởng
Bố mẹ, ông bà sẽ vừa "đóng" cảnh tham dự một bữa ăn trang trọng, vừa dạy bé cách thực hiện. Với mỗi món ăn được mang ra, người lớn sẽ vừa làm gương vừa chỉ cho bé cách cư xử đúng. Bữa ăn sẽ trở thành một trò chơi thú vị, với luật chơi chính là quy tắc ăn uống lịch sự, ai làm đúng sẽ được cả nhà khen ngợi và được nhận phần thưởng; ai làm sai sẽ bị "lêu lêu" và yêu cầu làm lại cho đúng. Thỉnh thoảng, bố hoặc mẹ có thể giả vờ làm sai để các thành viên khác chỉ ra như thế nào là không đúng, giúp bé tự xác định được lỗi. Không nên trừng phạt lỗi lầm mà chỉ nên tưởng thưởng việc sửa sai để giúp bé không sợ làm sai. Với không khí khác lạ và vui nhộn, các bé sẽ hào hứng "nhập vai" với cha mẹ và học được các kỹ năng này một cách vô thức.


Các quy tắc bé cần biết

Bằng cách vừa chơi vừa làm gương, các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt tập cho trẻ nhiều quy tắc trên bàn ăn. Đầu tiên và quan trọng nhất là cách ăn nói. Việc nói "cám ơn", "dạ", "vâng" và xin phép đúng lúc không chỉ quan trọng tại các bữa ăn mà còn ở bất kỳ nơi đâu. Bố mẹ, ông bà, cô chú phải liên tục làm gương khi tham gia "bữa tiệc", cùng lúc tạo điều kiện cho các bé thực hiện. Lần đầu tiên bé nói đúng sẽ được cả nhà thưởng và khen ngợi. Bố mẹ cùng thực hiện và khuyến khích bé thực hiện thường xuyên những câu nói lịch sự, nếu bé làm sai thì chỉ ra lỗi, khi bé sửa được thì lại tiếp tục tán thưởng để khuyến khích bé không lặp lại lỗi sai.


Tương tự, hãy hướng dẫn cho bé làm thế nào để có thể vừa nói chuyện vừa ăn, không nên vừa nhai vừa mở miệng; không nên nói khi miệng đang đầy thức ăn và nên nhai nuốt như thế nào để không tạo ra nhiều tiếng động. Cách sử dụng các vật dụng ăn uống cũng rất quan trọng, từ việc cầm muỗng, nĩa, đũa, gắp thức ăn, đặt vật dụng lại sau khi đã sử dụng. Khả năng tự ý thức dọn dẹp cho bản thân là vô cùng cần thiết. Bố mẹ cần khuyến khích bé tự đặt lại các vật dụng ăn uống trở lại vị trí, sắp xếp ngay ngắn trên bàn ăn, tự lau chùi nếu như trẻ lỡ tay làm rơi vãi đồ ăn, tự lau miệng và tay chân khi dính bẩn...


Nhưng điều bé cần học hơn cả là việc có ý thức với những người mình ngồi ăn cùng. Thông qua cách "diễn" bữa ăn trang trọng với sự tham gia của cả nhà, bé sẽ ý thức được bữa ăn là một sự kiện được chia sẻ với nhiều người. Hãy giúp bé ý thức được việc khi nào nên giúp đỡ người khác trên bàn ăn, khi nào nên hỏi món ăn có ngon miệng hay không, kể cả việc tán thưởng những người giúp chuẩn bị bữa ăn.


Khuyến khích bé áp dụng kỹ năng học được
Sau khi "bữa tiệc đặc biệt" kết thúc, bạn nên tiếp tục khuyến khích trẻ sử dụng những quy tắc ăn uống lịch sự cho các bữa ăn bình thường hàng ngày. Một câu khen: "Chà, hôm nay con ăn uống lịch sự quá ta!" có thể làm bé tự hào với những gì bé học được và tiếp tục phát huy. Sự kiện "bữa tiệc" cũng có thể được tổ chức lại nhiều lần, thậm chí biến thành một sự kiện đặc biệt hàng tuần cho cả nhà. Lần tiếp theo, bố mẹ có thể cho bé tham gia vào việc chuẩn bị để bé tập cách thức tổ chức và sắp xếp một bữa ăn. Khi thấy một sự kiện mang tính trang trọng như bữa tiệc này cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng và chỉn chu, trẻ có thể tự ý thức được và trân trọng các kỹ năng lịch sự trên bàn ăn hơn nữa.


Bố mẹ cần lưu ý: luôn khiến cho bữa tiệc gia đình vui tươi, ấm áp và thân tình để bé hứng thú và tận hưởng cảm giác gắn bó, chia sẻ.


Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con tự lập, bỏ quên là hỏng! (26/8)
 Những kỹ năng sinh tồn cần dạy con (25/8)
 Dạy con học toán vui nhộn với các món ăn (25/8)
 Dấu hiệu nhận biết con thông minh (25/8)
 Lời khuyên khi cãi vã trước mặt con (22/8)
 7 rắc rối ở trường học của con cần được giải quyết triệt để (22/8)
 Những điều người làm cha mẹ cần tránh (22/8)
 10 điều nên dạy con gái khi 10 tuổi (21/8)
 Những rắc rối con bạn có thể gặp ở trường (21/8)
 Âm nhạc giúp cải thiện khả năng học của trẻ (21/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i