Xã hội
   Thừa giáo viên - bài toán nan giải
 

Theo thống kê, cả nước hiện có 144 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, trong đó có 14 trường ĐHSP, 56 trường CĐSP, 7 trường TCSP... Dường như tỉnh nào cũng có trường đào tạo giáo viên từ bậc tiểu học đến bậc THCS. Có thể nói, nhiều năm nay, hàng trăm trường đào tạo giáo viên từ địa phương đến trung ương không ngừng mở rộng, phát triển về qui mô, số lượng và hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, từ xa).


Chính vì thế, số lượng sinh viên ngành Sư phạm, có chứng chỉ sư phạm tốt nghiệp ra trường, có nhu cầu làm việc trong ngành giáo dục ngày càng đông. Trong khi đó, nhiều địa phương, nhiều trường học bậc phổ thông đã vào tình trạng bão hòa và dư thừa giáo viên. Số sinh viên sư phạm ra trường dư thừa, không xin được chỗ dạy đang gia tăng đáng kể.


Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT thì hiện nay cả nước dư thừa khoảng 35.000 giáo viên bậc THCS và THPT. TPHCM từng là địa phương có nhu cầu lớn về tuyển giáo viên vào các trường công lập trong thời gian dài, nhưng năm nay thành phố cũng đã dư thừa, không bố trí được 1.400 cử nhân ngành Sư phạm. Năm nay toàn tỉnh Phú Yên số giáo viên ra trường không có chỗ dạy lên đến 3.000 người.


Tỉnh Đắc Lắc, chỉ tiêu tuyển giáo viên mới năm nay là 100 người nhưng sau thời gian thông báo, số giáo sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển gần 3.000 người. Đầu năm học 2013-2014, Sở GD-ĐT Sóc Trăng có văn bản thông báo số lượng biên chế giáo viên của các trường theo qui định của ngành, đồng thời công bố số lượng giáo viên thừa của các trường, yêu cầu hiệu trưởng các trường phải có hướng giải quyết...


Số lượng "thừa" khoảng 300 giáo viên bậc THPT, khiến hàng trăm thầy cô giáo ở đây bất an. Gần đây, tại cuộc họp HĐND tỉnh TT-Huế, đưa ra vấn đề, trong năm học 2014-2015 ra chủ trương dừng tuyển dụng giáo viên bậc tiểu học và phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh, do thừa giáo viên, số học sinh, số lớp giảm nhiều. Các tỉnh như Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... cũng trong tình trạng dôi thừa khá lớn giáo viên. Tình trạng dư thừa giáo viên đang trở thành bài toán nan giải, đau đầu đối với các nhà quản lý giáo dục ở nhiều địa phương.


Được đi dạy học luôn là ước mơ của nhiều sinh viên sư phạm khi ra trường.


Đào tạo ra tốn kém nhiều của gia đình và Nhà nước mà không được sử dụng đúng mục đích, thì lãng phí nguồn nhân lực vô cùng. Tôi từng gặp và tiếp xúc với nhiều em sinh viên học hành rất bài bản ra trường nhiều năm mà không tìm được chỗ dạy. Các em hầu hết là con em lao động vùng thôn quê nghèo khó.


Năm nào cũng nộp hồ sơ xin việc lên Phòng giáo dục, Sở giáo dục, với hy vọng được xét tuyển nhưng ba năm qua có được đâu, khi lên lần nào họ cũng nói đã hết chỉ tiêu rồi. Cơ hội của các em để có chỗ dạy ở quê nhà càng thu hẹp, nhỏ dần, khi mỗi năm số lượng sinh viên ra trường càng đông, khi qui mô, số lượng trường lớp, học sinh ở nhiều nơi đã đi vào ổn định, có xu hướng ít dần học sinh do thực hiện kế hoạch gia đình nhiều năm nay.


Bây giờ, xin được chỗ dạy, nơi gần nhà, có điều kiện không hề dễ dàng. Ngành Giáo dục nước ta cũng như nhiều ngành nghề khác của Nhà nước, dường như có vào mà không có ra, nghĩa là không cạnh tranh, không có sa thải, cho dù người đó làm không được, dạy không xong. Trường học lâu nay là một qui trình khép kín, nên những sinh viên có khả lực, giỏi giang ít có cơ hội để có chỗ dạy...


Nhiều trường phổ thông hiện nay, số giáo viên dạy không đủ tiết chuẩn khá nhiều, phải điều động làm những việc không đúng chuyên môn trong trường. Theo qui định, mỗi tuần giáo viên THCS và THPT phải giảng dạy và kiêm nhiệm 17-19 tiết. Nhưng thực tế hiện nay, hầu hết giáo viên trường đồng bằng, thành phố từ Nam chí Bắc, không đạt chuẩn này, thậm chí có trường, có giáo viên chỉ dạy 5 đến 7 tiết/ tuần. Rất lãng phí nguồn nhân lực và kinh phí Nhà nước.


Trong khi đó, các trường đại học sư phạm ở nhiều địa phương, khu vực, chỉ tiêu tuyển sinh năm sau luôn bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh năm trước. Dường như việc đào tạo giáo sinh của các trường sư phạm diễn ra độc lập, ít hoặc không có mối liên hệ gì đến nhu cầu thực tế đang cần ở cơ sở giáo dục. Nhu cầu cần giáo viên ở trường lớp càng mỗi năm ít dần, trong lúc đó số lượng giáo sinh tốt nghiệp, ra trường lại không giảm theo tỉ lệ tương ứng.


Nhà nước, ngành Giáo dục, cấp quản lí lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thầy cô yên tâm với nghề dạy học, một nghề mà bấy lâu nay được xã hội chúng ta tôn vinh là" nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí", được cống hiến thật nhiều cho nghề nghiệp mình đã chọn.


Trong bối cảnh, nhiều địa phương dôi thừa giáo viên như hiện nay thì phải có hàng loạt chính sách linh động, hợp lí hơn. Đó là cho số giáo viên nghỉ hưu trước tuổi, thay vào đó là thế hệ giáo sinh trẻ đang thất nghiệp, chờ việc ở nhà. Nếu cần thiết giãn số lớp ra, thay vì 45 em trên một lớp thì nay mỗi lớp chỉ cần 30-35 em là được , ít học sinh càng dễ dạy, chất lượng tốt hơn.


Đó là giảm số tiết chuẩn của giáo viên xuống, từ 17 tiết xuống còn 14, từ 19 tiết xuống còn 16 tiết, sẽ góp phần giải quyết được lượng dư thừa đồng thời giáo viên có thời gian đầu tư cho chất lượng dạy nhiều hơn. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường sư phạm nên ở mức vừa phải, bám sát nhu cầu thực tế theo từng giai đoạn, không ham dàn trải trên từng tỉnh thành mà gom một số trường sư phạm lại, để đầu tư, đào tạo tốt hơn.


Các trường, Phòng và Sở GD-ĐT cần triển khai đầy đủ, nghiêm túc chuẩn đánh giá nghề nghiệp giáo viên (Bộ Giáo dục đã ban hành) trong thực tế, nên sàng lọc bớt số giáo viên không đạt yêu cầu ra khỏi biên chế vừa để giảm bớt gánh nặng về ngân sách vừa tăng cường ý thức, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo đối với công việc. Với kiểu đánh giá lâu nay, cuối năm ai cũng như nhau, tốt, khá hết, chẳng sa thải được người nào nên một số giáo viên có dấu hiệu lơ là, chểnh mảng nhiệm vụ...


Theo Cadn.com.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lãng phí khu vui chơi dành cho trẻ em (31/7)
 Nghiên cứu cho thấy đọc Harry Potter khiến tâm lý thay đổi (31/7)
 Những bất cập trong việc xuất bản sách dành cho trẻ em (30/7)
 Vết chàm và núi lửa (30/7)
 Đọc sách cho chó mèo (30/7)
 Giúp con vượt qua hội chứng “sợ đến trường” (29/7)
 Quá tải lớp đầu cấp (29/7)
 Smartphone tạo nên các bậc phụ huynh xấu xí (29/7)
 Năm học mới tại TP.HCM: Tăng thêm hàng trăm trường (28/7)
 Đồ chơi kém chất lượng vẫn “tràn lan” (28/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i