Chăm sóc trẻ
   Ăn dặm: Bé 7 tháng đừng bỏ qua hải sản
 

Không còn "nghi ngờ" gì về nguồn dinh dưỡng lý tưởng mà các loại hải sản mang lại. Nhưng nhiều mẹ lại e dè chưa dám cho con sớm ăn vì sợ bé dị ứng.

Vậy thời điểm nào mới thích hợp để cho bé ăn những hải sản như tôm, cua, cá,... hết sức ngon lành? Câu trả lời là, khi con được 7 tháng, mẹ hoàn toàn có thể cho bé làm quen các loại thức ăn này. Tất nhiên, với "liều lượng" nhất định thôi nhé! (Với bé mới 7 - 8 tháng: mỗi ngày mẹ chỉ nên cho con ăn 20 - 30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ). Vì khi bé được 7 tháng tuổi, nguy cơ gây dị ứng ở con đã giảm đi đáng kể.

Hơn nữa, khi bé đã ăn dặm đã bắt đầu "vào guồng", mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm mới để con có đầy đủ dinh dưỡng và không bị ngán, khi cả ngày chỉ quanh đi quẩn lại với thịt bò, thịt lợn... Trong khi các loại hải sản rất giàu đạm và dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của con. Chúng lại chứa ít chất béo no và giàu axit béo không no omega-3 - là chất béo thiết yếu cho cơ thể của bé. Ngoài ra, các loại tôm, cua, cá, hàu,... và hải sản nói chung còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali...). Do đó, thêm hải sản vào thực đơn của bé không chỉ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, mà còn giúp bé khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt hơn.

Hải sản "siêu" tốt cho bé ăn dặm. (Ảnh minh họa)


Ở thời điểm này, mẹ có thể chọn rất nhiều loại hải sản cho con ăn. Tuy nhiên, một số loại điển hình dưới đây là những gợi ý hết sức lý tưởng:

- Cua: Rất giàu vitamin nhóm B, khoáng chất, folate và đặc biệt là lượng protein trong cua hơn hẳn các loại thịt cá khác. Thế nên cua rất tốt cho sự phát triển của con cả về thể chất lẫn trí não. Mẹ có thể mua cua về, đem luộc chín và gỡ thịt để nấu cháo cho con ăn, rất ngon mà bổ dưỡng.

- Cá: Chứa nhiều đạm và giàu chất béo không no omega-3 - cần thiết để tạo màng tế bào thần kinh và rất tốt cho sự phát triển thị giác, trí não giúp con thông minh hơn. Ngoài ra, gan cá cũng rất giàu vitamin A và D.

Khi chọn cá cho con, mẹ nên mua các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá basa vì chúng chứa nhiều omega-3 hơn cả. Về cách chế biến, đơn giản là mẹ chỉ cần bỏ xương, xay nhuyễn rồi cho vào nấu bột hay cháo cho bé ăn. Nếu bé đã thích ăn thô hơn thì mẹ nên luộc/hấp chín rồi gỡ thịt thành miếng nhỏ và đem nấu cháo.

- Tôm: Chứa nhiều đạm và canxi nên "siêu" tốt cho sự phát triển của bé. Cách chế biến tôm thì cực kì đơn giản, vì mẹ chỉ cần bỏ vỏ và chỉ đen, sau đó xay hoặc băm nhỏ để nấu cháo cho con ăn.

- Hải sản có vỏ: Rất giàu kẽm (nhất là hàu) - là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể nên vô cùng cần thiết để con tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục. Cách chế biến chúng thì không mấy khó khăn. Mẹ chỉ cần đem luộc lấy nước nấu cháo. Vì phần lớn các loại hải sản có vỏ đều khá 'dai", nên mẹ lưu ý xay phần thịt bỏ vào cháo cho bé, hoặc băm thật nhỏ để tránh trường hợp con bị hóc.

Mẹ khéo chọn hải sản tươi cho con. (Ảnh minh họa)


Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con ăn rất nhiều loại hải sản khác cũng giàu dinh dưỡng không kém. Điều quan trọng là cần chọn được các loại hải sản tươi, sạch, vì các loại hải sản đã chết hoặc bảo quản bằng hóa chất có thể gây ngộ độc cho con. Để chọn được các loại cua, cá,... tươi, mẹ nên tham khảo cách chọn như sau:

Tôm: Phần thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.

Cá: Mắt cá phải tươi, sáng và linh hoạt. Một số loại cá, mắt có thể lồi ra một chút. Mang cá có màu đỏ hoặc hồng. Nếu ấn nhẹ vào mình cá mà thịt lại bật trở lại về nguyên trạng. Ngoài ra, vảy cá phải xếp chặt khít và sáng bóng thì đó là cá tươi.

Cua: Lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt. Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.

Hải sản có vỏ: Khi mua nên chọn những con vỏ còn cứng và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là hải sản chết. Tuy nhiên, cũng có những con còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào, nếu thấy chúng di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là còn tươi sống.

Lưu ý: Nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với hải sản, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm này muộn hơn một chút. Khi cho con ăn cần hết sức từ từ từng chút một để xem bé có phản ứng dị ứng không.

Theo Khám phá

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách mẹ kết hợp thực phẩm "sai bét" (17/7)
 Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ (16/7)
 10 thực đơn hoàn hảo cho bé bắt đầu tập nhai (16/7)
 Mẹo để bé chăm uống sữa (11/7)
 Bà mẹ 9x cho con ăn dặm kiểu "lạ đời" (11/7)
 Cho bé đeo kính râm: Lợi hay hại? (10/7)
 Lưu ý quan trọng về giấc ngủ của bé trong ngày nắng nóng (10/7)
 5 cách chăm con mẹ Việt phải chấm dứt (9/7)
 Rau dền cực tốt cho bé ăn dặm (9/7)
 Lưu ý mẹ cần biết khi cho con ăn sô-cô-la (8/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i