Giáo dục mầm non
   “Chưa một lần hối hận khi làm giáo viên mầm non“
 

Đó là khẳng định của cô giáo Ngô Ái Phượng - Trường mầm non 10/3 Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)


Cô Phượng về công tác tại trường Mầm Non 10/3 Thành phố Buôn Ma Thuột vào năm 1988 - những ngày mà giáo viên mầm non còn khó khăn thiếu thốn đủ bề.


Thế nhưng sau hơn 30 năm gắn bó với nghề, giờ đây cô Phượng đã trở thành niềm tự hào của ngành Giáo dục thành phố khi vinh dự được chọn ra Hà Nội tham dự Liên hoan giáo viên mầm non toàn quốc lần thứ nhất năm 2014.


Tự hào về nghề giáo
Gặp cô Phượng tại Liên hoan, điều tôi ấn tượng với cô là một giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm và cách nói chuyện rất có duyên.


Hơn 30 năm trong nghề, đây là lần đầu tiên cô vinh dự được ra Hà Nội, được vào Lăng viếng Bác Hồ. Vì thế với cô có lẽ đây sẽ là kỷ niệm ấn tượng nhất trong cuộc đời làm Giáo dục.


"Một cảm xúc đầy tự hào về nghề nghiệp đến khó tả. Điều đó đã tiếp thêm sức mạnh và động lực để tôi vượt qua khó khăn, vất vả nguyện bám trường, bám lớp chăm sóc, nuôi dưỡng những "chồi non" của đất nước" - Cô Phượng trải lòng.


Khi được hỏi đã bao giờ cô hối hận vì đã chọn là một giáo viên mầm non hay chưa? Nếu được chọn một nghề khác liệu cô có rẽ ngang hay không?


Cô Phượng cười, rồi nhẹ nhàng nói với tôi: "Sao em không hỏi là làm giáo viên mầm non đã mang đến niềm vui, niềm tự hào như thế nào đối với chị...?"


Thế đấy, câu trả lời của chị là như vậy. Chị chưa một lần hối hận khi là giáo viên mầm non.Với chị đó là niềm tự hào không gì có thể sánh được.


Ngày trước, giáo viên mầm non với vô vàn những khó khăn vậy mà các chị vẫn nguyện bám trường, bám lớp huống chi bây giờ, giáo viên mầm non đã được Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT quan tâm thì không có lý do gì để chị phải chuyển công việc. Du thế nào cũng quyết không xa các đàn em thơ.


Thấm nhuần tôn chỉ "yêu nghề, mến trẻ"
Qua trao đổi, trò chuyện tôi được biết, cô Phượng được phân công chủ nhiệm lớp trẻ 5 - 6 tuổi và kiêm nhiệm chức Khối trưởng Khối "lớp lá".


"Với đặc thù là lớp mẫu giáo lớn, vì thế các em đã có ý thức trong việc rèn luyện và học tập. Do đó giáo viên phải nắm bắt được những ưu điểm, nhược điểm của học sinh để giáo dục và uốn nắn.


Ở lứa tuổi này, các con thích khám phá, thích đưa ra những câu hỏi, vì thế để có những tiết học sinh động, giáo viên có thể kết hợp với những hình ảnh minh họa, những trò chơi dân gian, những đồ chơi do cô, trò cùng làm và có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học" - Cô Phượng chia sẻ.


Theo kinh nghiệm của cô Phượng, việc giáo viên và học sinh cùng tham gia vào các trò chơi, cùng làm đồ dùng học tập sẽ mang lại kết quả nhiều hơn là sự mong đợi.


Những lúc như thế, cô trò càng thêm gắn bó, yêu thương. Nhưng trên hết là các con học được những kỹ năng sống, cách ứng xử với bạn bè và cùng nhau làm việc nhóm.


Kỷ niệm đáng nhớ nhất là một lần khi cô tham gia giáo viên dạy giỏi cấp thành phố cô đã bị thất bại vì phát âm chưa chuẩn chữ S và chữ X do đặc trưng ngôn ngữ vùng miền.


Đó là bài học. Kể từ đó cô quyết tâm rèn luyện cách phát âm các chữ cái. Cô tâm niệm, mình có phát âm chuẩn thì các con mới nói chuẩn và không bị ngọng.


Mặc dù đã nhiều tuổi, nhưng cô Phượng là một trong những giáo viên tiêu biểu trong việc việc đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chăm sóc trẻ.


Cô cho biết: Quá trình giảng dạy ở lớp, cũng như tham gia dạy chào mừng các ngày lễ lớn, Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Quốc tế phụ nữ (8/3), dạy hoạt động hay do chuyên môn tổ chức cô đều đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học.


Qua theo dõi, trẻ rất thích thú với những tiết học như vậy và tạo được hiệu ứng tích cực sau mỗi giờ lên lớp.


Được biết, cô Phượng cũng là một trong những giáo viên nhiều năm liên tục có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại C cấp thành phố. Từ năm 2010 - 2013, cô liên tục được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp thành phố và cấp tỉnh.


Cô Phượng là tấm gương sáng trong sự nghiệp giáo dục của thành phố Buôn Ma Thuột để các đồng nghiệp học hỏi kinh nghiệm.


Tôi sẽ tiếp tục phấu đấu trong công tác và không ngừng đổi mới phương pháp chăm sóc, nuôi dạy trẻ để xứng đáng với những gì mà các đồng chí lãnh đạo Nhà nước và Bộ GD&ĐT gửi gắm, tin yêu.


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giữ trẻ từ 6-18 tháng: Vừa mừng vừa lo! (10/6)
 Bến Tre: Hầu hết trường mầm non chưa có phòng hoạt động thể chất (9/6)
 Trang bị năng lực cho giáo viên trường mẫu giáo tư thục (6/6)
 TP.HCM: Mỗi quận huyện sẽ có 1-2 trường nhận trẻ 6-18 tháng (5/6)
 Học mầm non tư thục được xét miễn, giảm học phí (4/6)
 TP.Hồ Chí Minh: Tìm cách thu hút, giữ chân giáo viên mầm non (3/6)
 Gửi trẻ mầm non ngày hè (2/6)
 Các trường hợp học sinh mầm non được miễn, giảm học phí (30/5)
 Trường Mầm non đạt chuẩn phải huy động 95% trẻ 5 tuổi ra lớp (29/5)
 TPHCM: Liên tục khử khuẩn môi trường lớp học (28/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i