Tâm lý
   15 mẹo dạy con ngoan
 

Cha mẹ nên tham khảo những gợi ý dưới đây để dạy con ngoan.


1. Các bé thích bắt chước cha mẹ
Các bé có thể là bản sao của cha mẹ trong việc ứng xử hàng ngày. Bởi thế, hành vi và thái độ sống của cha mẹ ảnh hưởng lớn tới con cái. Những gì cha mẹ làm thường xuyên sẽ quan trọng hơn cả lời nói. Nếu mẹ không muốn con cái cáu giận, quát nạt thì bản thân người mẹ nên nhẹ nhàng và lịch sự trong sinh hoạt hàng ngày.


2. Cho bé biết mẹ cảm thấy như thế nào
Nên cho bé biết một cách trung thực việc làm, lời nói của bé ảnh hưởng tới cha mẹ thế nào. Điều này sẽ giúp bé biết thấu hiểu cảm xúc của cha mẹ, đó chính là sự đồng cảm. Ở tuổi lên 3, bé có thể phát triển sự đồng cảm thực thụ. Vì vậy, mẹ có thể cho bé biết: "Mẹ thấy mệt vì con làm ồn quá". Khi bạn bắt đầu một câu với chủ ngữ "mẹ" thì chính là cơ hội để bé nhìn thấy vấn đề theo quan điểm của mẹ.


3. Khen ngợi khi bé làm việc tốt
Khi bé cư xử theo cách cha mẹ mong muốn, cha mẹ nên khen ngợi bé tích cực. Ví dụ: "Mẹ thực sự thấy vui vì con chơi xong lại biết dọn đồ chơi".


Cha mẹ chú ý nói 6 điều khen ngợi và khuyến khích bé cho mỗi một bình luận tiêu cực (chỉ trích và khiển trách). Tỷ lệ 6-1 sẽ khiến bé không cảm thấy tự ti vì luôn là một em bé hư trong mắt mẹ.


4. Cúi xuống ngang với bé
Cúi hay ngồi xổm ngang với bé chính là công cụ giao tiếp mạnh mẽ giữa hai mẹ con. Ở tầm này, mẹ sẽ dễ nhận ra những gì bé đang cảm thấy hay suy nghĩ. Còn bé sẽ tập trung vào những gì mẹ nói hoặc yêu cầu.


5. Lắng nghe con nói
Lắng nghe là cách để mẹ nhận biết những cảm xúc của con. Bé sẽ thất vọng, thậm chí thấy mất tự tin nếu cha mẹ không biết lắng nghe những gì bé muốn bày tỏ. Bằng cách được cha mẹ lắng nghe, bé sẽ thấy bớt căng thẳng, cởi mở và thích giao tiếp. Bé còn cảm thấy được bố mẹ tôn trọng và an ủi.


6. Giữ lời hứa
Nếu đã hứa với con, cha mẹ nên giữ lời. Cha mẹ giữ lời hay hứa suông thì bé cũng học được điều này từ cha mẹ. Vì thế, nếu mẹ hứa sẽ mua cho bé đôi giày mới sau khi bé dọn đồ chơi thì mẹ cần chắc chắn sẽ mua giày cho con.


7. Giảm ‘cám dỗ'
Với các bé, kính của mẹ có thể như một món đồ chơi đầy thú vị và thật khó để bé không bẻ hay làm hỏng kính của mẹ như một trò vui. Vì vậy, cha mẹ nên cất kính ở nơi bé không nhìn thấy được để bé không bị cám dỗ.


8. Bớt cầu toàn
Trước khi bạn ngăn cấm con làm điều gì như nói "không" hoặc "đừng", hãy tự hỏi bản thân xem sự ngăn cấm đó có thực sự cần thiết không. Mẹ nên hướng bé tới nhiều điều nên làm hơn là những điều bị cấm, bởi như thế bé sẽ ít tức tối, còn mẹ cũng giảm được những lời quát mắng con. Ngăn cấm là quan trong nhưng mẹ chỉ nên dùng khi nào cần thiết.


9. Không nhượng bộ
Mè nheo là tính cách ở hầu hết các bé để gây sự chú ý tới cha mẹ. Nếu cha mẹ đáp ứng ngay khi bé ỉ ôi thì có nghĩa bé sẽ càng mè nheo nhiều hơn để có những cái bé thích.

Nếu mẹ đã nói "không" thì dứt khoát là "không". Như thế, bé sẽ bớt dùng mè nheo như là công cụ để đòi hỏi vô tội vạ trong những lần sau.


10. Yêu cầu bé đơn giản và rõ ràng

Nếu bạn yêu cầu bé làm gì đó theo hướng dẫn rõ ràng, điều kiện đơn giản thì bé sẽ thực hiện tốt. Mẹ cũng nên dạy bé được làm gì đó thay cho không được làm, ví dụ: "Con đóng cửa vào" thay cho "Đừng để cửa mở"...


11. Trách nhiệm và hậu quả
Khi bé lớn hơn, mẹ nên cho bé thấy trách nhiệm của bé trong mọi việc bé làm. Mẹ cũng nên cho bé có cơ hội để trải nghiệm những "hậu quả tự nhiên" của các việc làm đó. Chẳng hạn, bé ăn ít vào bữa trưa thì bé sẽ bị đói khi chưa tới bữa tối.


12. Không cằn nhằn con
Cằn nhằn nhiều sẽ làm con của bạn chán không muốn thực hiện yêu cầu của mẹ. Nếu mẹ muốn bé cùng hợp tác, mẹ nên gợi ý cách làm cho bé. Còn nếu bé chưa chịu hợp tác, mẹ hãy nhắc nhở bé về hậu quả vì không hợp tác. Sau đó, bắt đầu đếm đến 3 và yêu cầu bé phải hợp tác.

 

13. Cho bé có cảm giác quan trọng

Các bé rất phấn khích khi được giúp ích cho gia đình. Mẹ nên giao cho bé vài việc đơn giản ban đầu hoặc những việc bé có thể làm để giúp đỡ bố mẹ. Điều này mang đến cảm giác quan trọng cho bé và bé sẽ tự hào khi được giúp mẹ.


14. Chuẩn bị cho tình huống khó
Nên nhớ là không phải lúc nào bé cũng răm rắp nghe lời mẹ. Bạn cần có những kế hoạch và lên sẵn tinh thần khi giao việc cho bé. Nên cho bé cảnh báo 5 phút khi mẹ muốn bé ngừng hoạt động đang thực hiện hoặc chuyển sang việc khác. Nói cho bé biết lý do mẹ cần bé hợp tác.


15. Hài hước
Để giảm mệt mỏi và xung đột khi dạy dỗ con, mẹ nên luôn vui vẻ và hài hước. Mẹ có thể vờ thành quái vật để đe dọa hay cù làm bé vui vẻ nghe lời.


Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 kỹ năng trẻ cần có trước khi vào lớp 1 (12/4)
 Ipad phần nào giúp trẻ em tự kỷ phát triển khả năng giao tiếp (12/4)
 Những điều chỉ cha mới dạy được con trai (10/4)
 Những điều cha mẹ thực sự cần biết khi cho trẻ học tiếng Anh (10/4)
 Vai trò của giáo dục trong gia đình (10/4)
 7 thói quen hữu ích mẹ nên dạy bé (8/4)
 10 cách dạy phản tác dụng của mẹ Việt (8/4)
 Dạy con thành công, đôi khi phải 'tàn nhẫn (8/4)
 5 cách dạy con đã thực sự "lỗi mốt" (7/4)
 8 cách nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho bé (7/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i