Sức khoẻ
   Ngồi quá lâu trên xe đẩy gây hại tới não bộ của trẻ
 

Theo đó, nó sẽ làm ảnh hưởng tới các kỹ năng ngôn ngữ và thể chất của trẻ.


Sally Goddarb Blythe, nhà thần kinh tâm lý học của Tổ chức từ thiện WATCh (What About the Children) khuyến cáo các bậc cha mẹ, nếu họ tiếp tục để con mình thường xuyên ngồi quá lâu trên các xe đẩy hoặc các ghế dành cho trẻ thì họ sẽ gây cản trở các kỹ năng về ngôn ngữ và thể chất của con mình.


Theo như chuyên gia này cho biết thì nếu các bậc cha mẹ quá phụ thuộc vào các xe đẩy tay, thì nó sẽ giảm thiểu thời gian các bé tương tác lại với cha mẹ và tự do khám phá xung quanh. Một chuyên gia về não bộ của trẻ cũng tiết lộ, những phản ứng dây chuyền này có thể ảnh hưởng tới hoạt động ở trường và ảnh hưởng lâu dài tới cuộc sống của trẻ.


Ngoài ra, việc sử dụng ngày càng nhiều các máy tính bảng, điện thoại cảm ứng cũng là nguyên nhân gây ra những vấn đề tương tự. Điều đó dẫn tới việc bé đã từ chối cơ hội cho những cuộc vui chơi, hay hát hò và nói chuyện.


Ngồi trên xe đẩy quá lâu và thường xuyên không tốt cho trẻ


Trả lời phỏng vấn với các phóng viên về những khuyến cáo này, Sally Goddarb Blythe cho biết: "Các kỹ năng tập trung, cân bằng và phối hợp trẻ học được trong suốt 36 tháng đầu tiên sẽ hỗ trợ việc học tập và các nhận thức có liên quan đến hiệu suất trên các bài thi ở trường. Trẻ sơ sinh cần cơ hội di chuyển tự do và khám phá, cho dù đó là thời gian bé nằm, ôm hay đùa nghịch".


Sally cũng nói thêm sự tương tác xã hội như hát, nói chuyện, thậm chí chỉ giao tiếp bằng mắt cũng giúp bé phát triển thể chất. Cô cho hay: "Điều đó sẽ không xảy ra nếu một đứa trẻ ở trên một chiếc xe đẩy mặt trước và mẹ nó lại đang sử dụng điện thoại cảm ứng".


Vị Giám đốc của Viện Thần kinh Tâm lý học Sinh lý ở Chester này cũng nói thêm, trẻ em với các kỹ năng sinh lý chưa hoàn thiện ít có khả năng thực hiện tốt trong các thử nghiệm chương trình mang tính quốc gia, mặc dù chúng có thể rất thông minh.


Cũng theo Sally: xe đẩy, xe dành cho trẻ trên ô tô, ghế đu và các thiết bị khác, cũng như các màn hình điện tử đang được sử dụng ngày càng nhiều trong các gia đình. Cô cho hay: "Nếu chúng được sử dụng trong chừng mực, có lẽ sẽ không có vấn đề gì cả. Có lẽ là một nền văn hóa trong một thế hệ mới các bậc cha mẹ không biết rằng, chúng chỉ nên được sử dụng như công cụ, chứ không phải các thiết bị mà bạn có thể giữ một đứa trẻ trong thời gian dài".


June O'Sullivan, Giám đốc điều hành của Quỹ London Early Years Foundation, tiết lộ: "Hạnh phúc và khỏe mạnh trong những năm đầu đời của bé sẽ là nền tảng của sự thành công ở trường học, kết bạn và các mối quan hệ khác cũng như tốt cho mọi thứ sau này ở quãng đời trưởng thành".


Theo afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách nào để bé không thức khuya (18/3)
 Bí quyết giúp bé tiêu hóa tốt (17/3)
 Dầu cá giúp trẻ ngủ ngon hơn (17/3)
 5 cách đơn giản rèn cho bé thói quen ngồi bô (13/3)
 Tránh lạm dụng thuốc nhỏ mũi (13/3)
 "Trẻ 1- 5 tuổi hầu như không biết đói…" (12/3)
 Viêm mũi ở trẻ: Không thể coi thường (12/3)
 Xử trí khi bé bị lạnh chân, tay (11/3)
 Vắc-xin và tính mạng của trẻ (11/3)
 Cách đơn giản loại bỏ 4 ổ vi khuẩn lớn trong phòng bé (10/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i