Sức khỏe và Phát triển
   5 sự thật 'giật mình' khi trẻ bị sốt
 

Sốt là dấu hiệu của sự khỏe mạnh? Trẻ bị sốt nên quấn chặt, ủ ấm.

Sốt là bệnh quen thường gặp ở trẻ nhỏ song không phải bậc cha mẹ nào cũng có hiểu biết đúng về cách trị bệnh cho con. Không ít 'tai nạn' thương tâm, đáng tiếc xảy ra khi trẻ bị sốt, chỉ vì sự bất cẩn và hiểu sai của phụ huynh.

Có một số sự thật về cơn sốt của trẻ, bạn đã biết?

1. Cơn sốt chỉ bắt đầu từ 38°C

Sờ thấy trán con nóng ran, bạn cuống cuồng lục tìm nhiệt kế. Và khi nhiệt kế (đo ở tai) chỉ đến con số 37.2°C, bạn quýnh lên lục tìm thuốc hoặc tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ?

Thực tế, trong trường hợp này bé thậm chí còn chưa đủ điều kiện để được coi là sốt. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất, nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thay đổi trong khoảng 37°C đến dưới 37.8°C.

Nhiệt độ cơ thể trẻ em, cũng như nhiệt độ cơ thể người lớn, có thể tăng nhẹ vì nhiều lý do, từ vận động đến tắm nước ấm hay mặc quá nhiều đồ. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng vào chiều tối và hạ vào sáng sớm.

Trẻ chỉ bị sốt khi:

- Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38°C (100.4F)

- Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8°C (100F)

- Nhiệt độ ở nách cao hơn 37°C (99F)

- Nhiệt độ ở tai cao hơn 38°C (100.4F). (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi)

- Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8°C (100F). (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).

Cơn sốt của trẻ chỉ bắt đầu từ 38°C (Ảnh minh họa).

2. Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc hành vi cư xử của trẻ

Hầu hết các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Thông thường, độ nặng nhẹ của sốt không liên quan đến sự nghiêm trọng của bệnh. Hành vi cư xử của trẻ mới nói lên trẻ bệnh nặng hay nhẹ. Sốt nhẹ hoặc dưới 40 độ không gây tác hại kéo dài. Tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 40°C (108F). May mắn thay, bộ ổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này.

3. Đo nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt, bạn có thể đo nhiệt độ ở nách, tai... Nhưng cách tốt nhất để có được nhiệt độ chính xác là sự dụng nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ ở hậu môn của bé.

Nhiệt kế trực tràng mới cho nhiệt độ cơ thể chính xác. Nhiệt kế nách, trán và tai vẫn bị sai số - thường cho kết quả cao hơn thực tế, do vậy, việc sử dụng chúng có thể gây căng thẳng không cần thiết cho cha mẹ.

4. Sốt là một phản ứng của sự khỏe mạnh

Sốt là cách cơ thể bé chống lại những 'kẻ xâm lược' và đây thực sự là dấu hiệu của sự khỏe mạnh. Vì vậy, khi bé sốt ở mức độ vừa phải, bạn cũng không nên quá lo lắng não bộ của chúng bị tổn thương.

5. Rất nhiều bà mẹ không biết cách xử lý đúng khi con bị sốt

Khi trẻ bị sốt, nước trong người có thể mất đi do sự đổ mồ hôi. Và tay chân cũng lạnh hơn bình thường. Nhiều mẹ thấy thế vội quấn con thật kỹ. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Tốt nhất, để hạ sốt cho trẻ, trước tiên nên khuyến khích chúng uống nhiều nước. Quần áo nên hạn chế tối đa vì hầu hết nhiệt độ sẽ thoát qua da. Không nên quấn, mặc đồ cho trẻ quá dày vì có thể là nguyên nhân khiến sốt cao hơn.

Nếu trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng. Khi nhiệt độ thấp hơn 39°C (102F) thì chỉ cần xử lý như trên, thuốc hạ sốt ở trường hợp này là không cần thiết.

Nều trẻ sốt trên 39°C có thể sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn:

Acetaminophen: Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể được cho uống acetaminophen (tylenol). Cho uống đúng liều lượng thuốc với cân nặng của trẻ mỗi 4 - 6 giờ. Liều lượng acetaminophen được tính dựa trên cân nặng.

Ví dụ: từ 15 - 20 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ. Không được cho trẻ uống acetaminophen hơn 5 lần/ ngày.

Ibuprofen: Ibuprofen (advil, motrin) được cho phép sử dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Một lợi thế của ibuprofen là tác dụng (6-8h) kéo dài hơn acetaminophen (4-6h). Cho đúng liều lượng dành cho cân nặng của trẻ mỗi 6-8 tiếng. Liều lượng của Ibuprofen là 5-10mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.

Lưu ý: Dụng cụ định lượng của sản phẩm này không được dùng cho sản phẩm khác.

Tránh dùng aspirin: Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em (dưới 21 tuổi) không được dùng aspirin điều trị sốt. Aspirin được dùng trong các bệnh nhiễm virus, như là bệnh thủy đậu hay cảm cúm, được cho là có liên quan đến một bệnh nặng hơn được gọi là Hội chứng Reye (phù não và suy gan). Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy cảnh báo trẻ không dùng aspirin.

Theo Khám phá

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bong gân ở bé (25/2)
 Móng chân thụt ở bé (25/2)
 4 nguyên nhân khiến con bạn sớm bị cận thị (20/2)
 Cảnh báo: Bệnh sởi xuất hiện nhiều biến chứng bất thường (20/2)
 Topic Title (18/2)
 3 vấn đề răng miệng thường gặp nhất của bé (17/2)
 Những điều cần biết về bệnh sởi và khuyến cáo phòng bệnh (12/2)
 Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 2 tuổi (20/1)
 Trẻ em xem tivi nhiều có thể ‘gây tổn hại cấu trúc não’ (17/1)
 Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 18 tháng tuổi (16/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i