Sức khoẻ
   Làm thế nào để "xử lý" một đứa trẻ kén ăn?
 

Ở tuổi chập chững biết đi, trẻ chuyển tiếp từ thức ăn dạng lỏng sang khô hoặc đặc có nhiều mùi vị đặc trưng, khác lạ hơn. Có trẻ thích nghi nhanh nhưng cũng có trẻ tỏ ra khó chịu hơn.


Ảnh: Getty images


Tại sao con tôi lại kén ăn như vậy?
Ăn thức ăn thô cứng vẫn là một thử thách mới nên bé có thể cần thời gian để làm quen với kết cấu, màu sắc và mùi vị của thức ăn mới. Trẻ con tuổi này luôn chỉ muốn một thói quen nhất quán, từ thời gian chơi ngủ đến bữa ăn, nhưng chúng cũng dễ dàng thay đổi thái độ ngay cả với món ăn ưa thích quen thuộc.


Để một đứa trẻ độ tuổi này làm quen với thức ăn mới bạn phải giới thiệu cho chúng nhiều lần. Điều này một phần có thể là do sự thay đổi trong các yêu cầu dinh dưỡng của trẻ. Trẻ không còn phát triển nhiều như năm đầu đời của mình, vì vậy trẻ ít quan tâm đến thức ăn và không ăn nhiều.


Trẻ cũng trở nên độc lập hơn và đã có những quan điểm cá nhân để có những lựa chọn riêng cho mình - đây là một kỹ năng quan trọng mà trẻ sẽ cần để phát triển trong những năm tới, đặc biệt là với thức ăn.


Vì thế, đây là thời điểm tuyệt vời để dạy cho con bạn thử những món mới, trước khi trẻ có tính cách của mình và bắt đầu loại bỏ các món ăn mới như một cách để khẳng định sự độc lập (một yếu tố đặc trưng khi bé sắp lên 2 tuổi). Bạn có thể cho bé ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh thường xuyên, để bé có cơ hội làm quen trong khi tâm lý bé đã sẵn sàng. Nếu bé bỏ bữa, bạn có thể bù bằng một bữa ăn kế tiếp.


Lời khuyên cho việc tập một đứa trẻ kén ăn thử món mới
Con của bạn có một đồng hồ sinh học sẽ báo cho bé biết cần bao nhiêu thức ăn cho cơ thể phát triển và khỏe mạnh, và điều đó sẽ ảnh hưởng lên quyết định trẻ sẽ ăn những gì. Điều tốt nhất bạn có thể làm là cung cấp nhiều sự lựa chọn lành mạnh cho trẻ trong một môi trường tích cực, thoải mái để bữa ăn của trẻ trở nên thú vị. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể về cách xử lý một người kén ăn:


- Thực đơn bình thường của con bạn là ba bữa ăn chính mỗi ngày và hai bữa ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn. Các bác sĩ nói rằng, trẻ kén ăn thường ăn mỗi bữa chỉ một lượng nhỏ thức ăn nhưng có thể ăn suốt cả ngày. Vì vậy bạn có thể đảm bảo dinh dưỡng cho con bằng cách cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày.


- Khi bạn giới thiệu cho bé một món mới, chỉ đơn giản là đặt khay thức ăn lên ghế cao của con bạn mà không làm nghiêm trọng vấn đề lên. Hãy chắc chắn rằng thực phẩm bạn chọn phù hợp khả năng ăn của trẻ.


- Giới thiệu món ăn mới với số lượng nhỏ cùng với món cũ. Thay vì một bữa ăn với hoàn toàn là món mới, bạn có thể cho bé 1 ít để thử, còn lại vẫn là các loại thực phẩm quen thuộc để bé không có lý do để từ chối quá thẳng thừng.- Cố gắng sắp xếp một món ăn mới khi bạn biết bé đang đói - một vài lát xoài vào bữa xế khi bé vừa ngủ dậy chẳng hạn.


- Khẩu vị của một số trẻ có thể nhạy cảm hơn những trẻ khác. Ví như trẻ đơn giản chỉ là không thích kết cấu, màu sắc, hay hương vị của một món nào đó, thậm chí cả bạn và bé đã cố gắng thử nhiều lần. Tương tự như vậy, một số trẻ có thể từ chối một món ăn nào đó vì nó nhắc trẻ nhớ về khoảng thời gian khi bé bị bệnh hoặc từng có ấn tượng xấu.


- Hãy tìm cách để tăng giá trị dinh dưỡng của các món ăn bé thích. Có thể thêm một số mầm lúa mì hoặc thịt gà thái hạt lựu hầm mềm trong món mì ống của bé, xay nhuyễn cà rốt, rau bina, cà chua tươi để làm nước sốt mì ống...


- Tìm cách tránh cho bé ăn thực phẩm có đường. Vì thức ăn ngọt luôn thu hút bé và làm bé chán ghét thức ăn mặn thông thường, đồng thời đồ ăn ngọt cũng dễ làm bé sâu răng hơn.


- Giảm gây nhiễu tại bàn. Nếu anh hoặc chị trẻ đang chạy xung quanh gần nơi bé ăn hoặc một ti vi phía bên kia phòng đang mở một bộ phim hoạt hình hấp dẫn, trẻ sẽ không còn quan tâm đến thức ăn ở trước mặt nữa. Hãy cố gắng làm cho bữa ăn của trẻ thoải mái và yên tĩnh.


Làm thế nào để trẻ ăn được nhiều thực phẩm hơn?
"Một đứa trẻ cần phải được kiểm soát những gì mình ăn", Nancy Hudson, một chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học California, Berkeley cho biết. Đó là bởi vì khi ta buộc một đứa trẻ ăn một loại thức ăn mà trẻ không thích hoặc một số lượng mà trẻ không thể xử lý được, có thể làm trẻ gặp vấn đề: Con bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa (thường xuyên bị nôn ói), mất khả năng đưa ra ý kiến khi thích hoặc không thích, khi đã quá no..., trẻ cũng có nguy cơ bị béo phì sau này. Bên cạnh đó, việc buộc bé thử món mới sẽ làm cho bé cứng đầu hơn và ít cởi mở để thử những điều mới khác trong cuộc sống.


Nếu bé của bạn có vẻ chẳng ăn uống được gì trong một ngày dài, nhưng cuối ngày bé lại ăn phô mai và mốt ít bánh quy, bạn cũng đừng lo lắng. Bạn có thể ghi lại những thứ bé đã ăn, có thể bạn sẽ thấy được bé đã nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết trong tuần qua. Nghiên cứu từ Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, ngay cả với những trẻ có bữa ăn được mẹ chuẩn bị cầu kỳ, thì trẻ cũng cần ăn đa dạng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.


Nếu bạn vẫn nghĩ rằng bé ăn uống không tốt, hãy hỏi bác sĩ của bạn.


Làm thế nào để biết con tôi thực sự đã ăn đủ dinh dưỡng nếu trẻ không tăng cân?
Đừng hoảng sợ nếu có vẻ như đứa trẻ ở tuổi tập đi của bạn không phát triển đủ nhanh. Trẻ em không phải lúc nào cũng tăng trưởng với tốc độ ổn định, thậm chí có giai đoạn trẻ dường như không phát triển ở cả chiều cao và cân nặng. Nhưng về sự hoạt động tay chân, trí não, bạn sẽ luôn thấy bé phát triển không ngừng trong giai đoạn này, hãy để tâm đến điều đó hơn là quá lo lắng về thế chất của bé.


Bạn có thể đưa bé đi khám nếu bạn đang lo lắng con không tăng đủ trọng lượng, nhưng nên nhớ không nên tỏ thái độ quá lo lắng về vấn đề này với con trẻ. Vì nếu bạn liên tục lo lắng với con, áp lực lên những bữa ăn, đếm lượng calo mỗi ngày... con của bạn có khả năng trở nên sợ ăn và biếng ăn.


Theo Web Trẻ Thơ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Điều mẹ nên tránh khi bé thức giấc lúc nửa đêm (27/2)
 Làm sao để con trẻ hết sợ khi đi bác sĩ? (26/2)
 Trẻ ngủ sớm, tránh béo phì (26/2)
 Ngủ trong ghế ngồi ô tô: Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ (25/2)
 Xem tivi nhiều khiến trẻ chậm phát triển (25/2)
 5 điều cha mẹ cần lưu ý về răng của bé (24/2)
 Dấu hiệu trẻ bệnh: Không cứu nhanh mất con (24/2)
 Ngủ trưa giúp trẻ học hỏi tốt hơn (21/2)
 Cách nào ngăn con nghịch đồ điện? (21/2)
 4 nguyên nhân khiến con bạn sớm bị cận thị (20/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i