Giáo dục trẻ
   9 dấu hiệu cho thấy bạn đang quan tâm con quá mức
 

Các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết nếu có 9 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần xem lại cách chăm sóc con của mình bởi bé đang bị quan tâm quá mức.

1. Thường xuyên can thiệp vào thời gian chơi của con

Can thiệp vào thời gian chơi của con nên hiểu là khi bé đang chơi với bạn, nếu xảy ra tranh cãi, xung đột với bạn thì bố mẹ lập tức đứng ra bênh vực hoặc tìm cách dàn xếp vụ xung đột một cách êm xuôi bằng nhiều biện pháp. Ngay cả khi bé chơi một mình với đồ chơi thì bố mẹ cũng luôn sẵn sàng "ra tay" nếu bé không sắp xếp đồ chơi như ý muốn.

Cách quan tâm con như thế này đích thực là làm hại con nhiều hơn là yêu con, bởi sự can thiệp của bố mẹ ngay cả trong thời gian chơi đùa, giải trí sẽ làm bé mất dần tính tự chủ và không rèn luyện được khả năng độc lập giải quyết những rắc rối nho nhỏ xung quanh mình.

2. Luôn kiểm soát đồ ăn của con

Nếu con chán ăn, không lên cân và ngày càng gầy yếu (hoặc bé bị béo phì) thì mới là lúc bạn cần lo lắng xem con ăn những gì, ăn như thế nào và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ. Nhưng nếu bé không nằm trong những trường hợp trên thì không phải lúc nào bạn cũng ý kiến về món ăn trong mỗi bữa của con. Hãy tôn trọng sở thích và khẩu vị cá nhân của bé, dù nó có thể hơi khác với quan điểm dinh dưỡng của bạn.

3. Tranh luận về cách ăn mặc của con

Bố mẹ không nên quá khắt khe trong chuyện ăn mặc của con cái và càng nên tránh đưa ra yêu cầu lúc nào phải mặc quần áo gì. Ở lứa tuổi thiếu niên và đặc biệt là với các bé nhi đồng, bố mẹ nên đứng trên quan điểm của con để nhìn nhận về thời trang và cách ăn mặc, không nên áp đặt cách nhìn của người cách các bé đã mấy thế hệ.

4. Làm hết việc nhà cho con

Vì thương con học hành vất vả (không có cả thời gian để chơi), thương con sức yếu, nhà có người giúp việc và vô số lí do khác được các bậc cha mẹ đưa ra để giải thích cho việc con mình không cần làm việc nhà. Trên thực tế, không phải lúc nào việc học tập cũng chiếm quá nhiều thời gian của trẻ con như thế và việc nhà không có gì quá sức đối với một đứa trẻ. Làm việc nhà cũng là trải nghiệm để con trẻ có thể hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề của mình cũng như biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.

5. "Chạy" điểm cho con

Điểm số nên được coi là chuyện riêng giữa các bé và thầy, cô giáo. Bố mẹ chỉ nên tạo mọi điều kiện để con phát huy năng lực trong các môn học, giành được thành tích tốt hơn mà cần tránh tuyệt đối chuyện "chạy" điểm, nâng cao thứ hạng của con. Điểm số chưa phải là tất cả, vì vậy đừng vội lo lắng khi con bị điểm thấp, quan trọng là hãy xem bé xử lý việc này như thế nào, có rút kinh nghiệm và cố gắng học hành hơn không.

6. Thường xuyên gọi điện thoại kiểm tra

Bố mẹ không cần giám sát từ xa đối với mỗi hành động của con qua chiếc điện thoại. Làm như vậy, trước hết là bạn đang cho con thấy bố mẹ không tin tưởng bé. Thứ hai, con sẽ tìm ra cách để đối phó với những câu hỏi căn vặn qua điện thoại của bạn, dần dần bé còn có thể nói dối trơn tru mà không cảm thấy áy náy trong lòng.

7. Yêu cầu con phải "tường trình" các hoạt động trong ngày

Trừ khi đang nghi ngờ con về một việc gì đó rất nghiêm trọng, bạn mới bắt bé làm bản tường trình chi tiết các hoạt động trong ngày. Còn nếu không thì nên hạn chế tuyệt đối các cuộc hỏi cung, căn vặn xem trong ngày bé đã đi những đâu, làm gì, với ai... Bởi con bạn là một đứa trẻ luôn cần sự yêu thương chứ không phải phạm nhân cần người giám sát.

8. Xem trộm các bí mật của con

Lục đồ, đọc lén nhật kí của con là sự xâm phạm nghiêm trọng đời sống riêng tư của một đứa trẻ. Tệ hại hơn là sau khi biết các bí mật của con, bạn lại đem chúng ra làm lí do để trách phạt bé. Bé sẽ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. Tình cảm giữa bé và bạn rất có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo các chuyên gia tâm lí trẻ em, bạn có thể quan sát, "theo dõi" con từ một khoảng cách nhất định, không cần thiết phải tìm mọi cách để biết mọi bí mật của con mới hiểu và bảo vệ được con.

9. Chọn hộ trường học cho con

Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng thì việc chọn trường học cho con có thể do cha mẹ toàn quyền quyết định. Thế nhưng, khi con bạn lên cấp II, cấp III và đặc biệt là học đại học, hãy tôn trọng mong muốn của con. Đừng vì trường chuyên lớp chọn hay vì danh tiếng của trường mà ép con phải theo ý kiến cá nhân của bạn, nên nhớ có câu "Ước mơ cha đè nát cuộc đời con".

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bí quyết để có những đứa con không bao giờ ăn vạ (23/12)
 Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô (20/12)
 Mẫu giáo Nhật khiến tôi "phát thèm" (19/12)
 Đừng sợ 4 câu cãi "kinh điển" của con (19/12)
 Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ (16/12)
 3 điều giáo sư tâm lý học khuyên cha mẹ nên làm khi con nói dối (16/12)
 6 "nghệ thuật" kỷ luật con cha mẹ nào cũng nên biết (12/12)
 Thay vì dọa con, mẹ hãy nói những lời này! (11/12)
 5 câu hỏi thường gặp về tính nhút nhát của con (11/12)
 Muốn dạy được con thì “nói ít thôi” (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i