Sức khoẻ
   Chọn dạng thuốc dùng cho trẻ em như thế nào?
 

Nếu chỉ chọn thuốc mà không chọn đúng dạng bào chế dùng cho trẻ em thì việc dùng sẽ gặp trở ngại và hiệu quả điều trị sẽ thấp. Việc chọn dạng bào chế phải thích hợp với đặc điểm sinh lý trẻ em theo độ tuổi.


Trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi: Ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng tự nhai, nuốt chửng thuốc viên, không chịu được mùi vị lạ. Lúc này trẻ chỉ có thể dùng dạng thuốc giọt, dạng dung dịch, dạng sirô (pha loãng) hay dạng thuốc bột có thể hòa trong nước thành dung dich. Ví dụ, trẻ hay bị giật mình do thiếu canxi phải dùng dạng vitamin D2 dưới dạng thuốc giọt (như sterogyl), thuốc chứa canxi dạng viên tan sủi bọt, hay dạng siro (calcium sandor), trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp phải dùng gói bột (agumentin = amixicilin + clavulanic) tan được trong nước.


Trẻ dưới 2 tuổi việc hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa rất thất thường, khi dùng kháng sinh penicilin, erythromycin thì sự hấp thu tăng lên nhưng khi dùng chloramphenicol thì sự hấp thu bị giảm xuống. Trong một số trường hợp phải dùng đường tiêm cho sự hấp thu thuốc được ổn định.


Trẻ trên 2 tuổi đến dưới 7 tuổi: Trẻ có thể dùng được các loại viên nén như người lớn nhưng liều lượng dùng của trẻ dưới 7 tuổi thường dưới 1/2, trẻ 3 tuổi thì chỉ 1/3 liều người lớn. Do đó phải phải chọn loại có hàm lượng nhỏ để trẻ có thể dùng nguyên viên. Ví dụ, nếu trẻ sốt thì nên cho paracetamol có hàm lượng 100mg mà không nên dùng loại có hàm lượng 500mg. Trẻ dưới 7 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi chưa có thói quen nuốt chửng viên thuốc, cố gắng tránh cho trẻ dùng viên nang, nếu phải dùng thì chọn loại có hàm lượng nhỏ. Trong viên nang thường có mùi vị khó chịu (ví dụ như viên nang chlorocid). Nhiều bà mẹ không chú ý điều này bóc viên nang ra nghiền với đường cho trẻ uống, trẻ không chịu uống, lại cố bịt mũi trẻ đổ thuốc vào miệng, rất dễ bị sặc, nguy hiểm.


Trẻ từ 7 tuổi trở lên: Thường dùng liều nhỏ hơn nhưng tối thiểu cũng bằng 1/2 liều người lớn. Khi không có viên nén loại hàm lượng nhỏ có thể dùng loại viên nén có hàm lượng lớn vì một số viên có rãnh chia hai hay chia bốn ở giữa có thể bẻ ra khá dễ dàng. Loại viên nén bọc đường hay loại nang bên trong thường chứa hoạt chất có mùi vị khó chịu không thể bẻ đôi ra dùng mà nên chọn loại viên có hàm lượng nhỏ để dùng nguyên viên. Có những loại viên hoạt chất đã phủ các loại chất để chỉ tan trong ruột hoặc bào chế đặc biệt để có tác dụng kéo dài, đòi hỏi khi dùng không được bẻ ra, không được nhai thì cũng sẽ không chia được, vì khi bẻ ra chia thì thuốc không còn giữ được tính chất như đã đặt ra lúc bào chế.


Theo BÁO SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng (12/12)
 Những điều cần lưu ý khi chọn mua thức ăn đóng hộp cho trẻ (11/12)
 Lưu ý dùng thuốc cho bé (11/12)
 7 thói quen hàng ngày có thể khiến bé bị sâu răng (10/12)
 Trị bệnh đau đầu ở trẻ (10/12)
 Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến (9/12)
 Lưu ý cho bé ăn kẹo cao su (9/12)
 Tại sao trẻ thường thức giấc về đêm? (5/12)
 Dinh dưỡng trong sữa dê (5/12)
 Bí mật để con đi mẫu giáo 'khỏe re' (4/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i