Vì cà rốt rất tốt nên nhiều gia đình đã cho trẻ ăn quá nhiều, hậu quả là có trẻ phải nhập viện vì thực phẩm này.
Cà rốt là một loại củ có nhiều chất đường, vitamin, muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten rất tốt cho cơ thể. Chính vì nghĩ công dụng của cà rốt tốt như vậy nên nhiều gia đình đã cho trẻ ăn quá nhiều, hậu quả là có trẻ phải nhập viện vì cà rốt.
Ngộ độc vì ăn nhiều cà rốt
Cà rốt là một loại củ có nhiều chất đường, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A rất tốt cho cơ thể. Trong 100g cà rốt có 88g nước, 8g đường, 1.5g protid, 1.2g xenluloza, 43mg canxi, 39mg photpho, 0.8mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.4mg vitamin PP, 0.8mg vitamin C và từ 1 đến 9mg caroten...
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đặc biệt tốt với những trường hợp tiêu chảy nhẹ làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột trở lại bình thường. Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn.
Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng không nên ăn nhiều vì nếu ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết. Chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.
Khi dùng cà rốt, nên chọn những củ còn tươi, non, màu đỏ da cam, rửa sạch, cạo vỏ chứ không gọt vỏ sâu vì các vitamin và muối khoáng tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài của cà rốt.
Lưu ý nên lựa chọn loại cà rốt ta củ nhỏ, đậm màu, hơi sần và có cuống to còn cà rốt Trung Quốc củ to và bóng bẩy, màu vỏ nhạt hơn.
Theo afamily