Bí đỏ chứa caroten. Caroten sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A - chất quan quan trọng với thị giác của bé. Nếu thiếu caroten, bé dễ mắc chứng quáng gà (chứng bệnh khiến bé mất đi khả năng nhận biết sự vật xung quanh bằng mắt một cách bình thường).
Vitamin A, đồng thời, tham gia quá trình phát triển xương, tăng trưởng của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng...
Thời điểm và những lưu ý khác khi cho bé ăn bí đỏ
Mẹ nên cho bé làm quen với món bí đỏ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Có thể nấu nhừ, dầm nhuyễn bí đỏ và cho bé ăn, hoặc trộn chung bí đỏ với món bột của bé hoặc mẹ nấu cháo bí đỏ, lẫn với thịt gà.
Khá nhiều dưỡng chất có trong bí đỏ sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng; vì thế, khi chế biến bí đỏ, mẹ nên tránh sự thất thoát này bằng cách nấu bí đỏ ngay sau khi cắt bí thành miếng; ngay khi nấu xong, mẹ nên cho bé ăn bí khi nó còn ấm.
Hạn chế tối đa việc bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh (tuyệt đối không bảo quản bí đỏ ở ngăn đá) vì khi ấy, bát bí đỏ dành cho bé sẽ ngả sang màu nâu vàng - không an toàn khi cho bé ăn lại.
Lưu ý: Không nên cho bé ở tuổi ăn dặm làm quen với hạt bí đỏ vì khi chưa nhai thành thạo, bé sẽ có khả năng bị hóc vì hạt bí đỏ.
Dinh dưỡng có trong một bát bí đỏ đã được nấu chín:
- Vitamin: Vitamin A (12230 IU), vitamin C (11,5mg), vitamin K (2mg).
- Kali (364mg), photpho (74mg), megiê (22mg), canxi (37mg), sắt (1,4mg) cùng với một lượng chất kẽm, mangan và chất xơ.
Ăn nhiều bí đỏ làm bé vàng da
Trong bí đỏ (cũng như carrot, đu đủ, rau dền, khoai lang vàng, gấc - những loại rau quả có màu đỏ, vàng hoặc xanh đậm chứa nhiều tiền chất của vitamin A). Khi ăn uống thừa tiền chất này sẽ dự trữ ở gan và dưới da, nên lòng bàn tay, bàn chân, chóp mũi có màu vàng nhạt song không xuất hiện ở mắt.
Những loại thức ăn chứa nhiều vitamin A như carrot, bí đỏ chỉ nên cho bé ăn 2-3 lần mỗi tuần.
Theo bevame.com