Trẻ sơ sinh
   Hen suyễn ở bé
 

Hen suyễn là tình trạng hẹp đường dẫn khí trong phổi (thở khò khè xuất hiện khi không khí đi qua đường dẫn hẹp).

5 dấu hiệu hen suyễn ở bé

1. Ho: Bé mắc hen suyễn thường bị ho liên tục. Cơn ho có triệu chứng bùng phát vào buổi tối hoặc sau khi bé tham gia một hoạt động nào đó (cười đùa hoặc bò). Ho do bị hen suyễn khác với ho thông thường với những đặc trưng: ngắn và rít, cơn ho thường không kèm theo đờm dãi; bé phải gắng sức khi ho như thể đang bị thiếu oxy.

2. Thở ngắn và khó thở: Bình thường, sau khi hoạt động như vui chơi, chạy nhảy, bé sẽ thở ngắn nhưng nếu việc thở ngắn, khó thở ở bé diễn ra ở cấp độ nặng hơn thì có thể bé đang bị hen suyễn. Ngoài ra, hơi thở của bé mắc hen suyễn sẽ gấp gáp, nặng nề, phần vai chuyển động mạnh trong mỗi nhịp thở.

3. Khò khè: Dấu hiệu đặc trưng là mỗi nhịp thở, bé phát ra âm thanh đều đều; thậm chí, mẹ còn nghe rõ mỗi lần bé hít vào - thở ra và có cảm giác bé bị co khít ở cổ họng.

4. Bé bị dị ứng: Hen suyễn có thể liên quan đến tình trạng dị ứng. Những bé có tiền sử dị ứng dễ phải đối mặt với chứng hen suyễn. Hen suyễn khởi phát khi bé bị chứng dị ứng tấn công, đi kèm những dấu hiệu là hắt hơi, mắt mọng nước, chảy nước mũi, khó thở và thở khò khè.

5. Bé mắc chàm bội nhiễm: Chàm có triệu chứng điển hình là nổi ban ở trán, cằm và thậm chí là cả trên da đầu. Các nốt ban có thể lan xuống các vùng da khác trên cơ thể như ngực và cánh tay. Mặc dù chàm không phải là dấu hiệu của hen suyễn nhưng một số trường hợp, bé mắc chàm và mắc luôn cả hen suyễn.

Lưu ý: Không phải bé nào cũng có triệu chứng hen suyễn giống nhau, các triệu chứng khác nhau giữa bé này với bé khác và giữa đợt này với đợt khác, cùng một bé. Ngoài ra, không phải cứ ho và thở khò khè là có nguyên nhân từ hen suyễn.

Với bé dưới 5 tuổi, triệu chứng hen suyễn có thể bị nhầm lẫn với viêm đường hô hấp khi bị cảm. Vì thế, nếu bé có trục trặc ở đường thở, mẹ cần đưa bé đi khám sớm.

Nguyên nhân gây hen suyễn

Hiện nay, chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây hen suyễn ở bé. Một số chuyên gia cho rằng, hen suyễn có mối liên quan với dị ứng như bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá. Những yếu tố này thúc đẩy cơn hen khởi phát.

Ý kiến khác cho rằng, bé bị hen suyễn do hệ miễn dịch yếu. Khi đó, hệ miễn dịch không thể bảo vệ cơ thể bởi những yếu tố từ môi trường nên dễ gây hen suyễn. Cũng có một số chuyên gia khẳng định, tỷ lệ các bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giảm xuống, hệ miễn dịch của bé suy yếu và dễ bị hen suyễn tấn công.

Một số yếu tố khiến chứng hen suyễn ở bé bùng phát:

- Các bé sinh ra trong mùa thu có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn 30% so với các bé được chào đời vào các mùa khác trong năm.

- Nhóm người mẹ hút thuốc lá (hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá) trong thời gian mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở bé sau này.

- Các bé sinh mổ cũng có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn 80%.

- Bé có tiền sử dị ứng. Gia đình có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn.

- Các bé thường xuyên bị viêm nhiễm đường hô hấp.

- Bé nhẹ cân hoặc hay phải tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Là bé trai.

Chẩn đoán

Hen suyễn rất khó chẩn đoán với bé sơ sinh. Với bé lớn hơn, bệnh sẽ được chẩn đoán dựa trên triệu chứng, tiền sử dùng thuốc, thể chất.

- Tiền sử dùng thuốc: Bác sĩ sẽ quan tâm đến những loại thuốc về hô hấp bé đã từng sử dụng, tiền sử dị ứng, các chứng bệnh về da như chàm bội nhiễm hoặc bệnh về phổi. Ngoài ra, người mẹ cần miêu tả thật chi tiết dấu hiệu bị ho, thở khò khè, thở ngắn, co rút ngực khi ho ở bé, gồm thời điểm và tần suất của các triệu chứng.

- Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ kiểm tra tim và phổi cho bé.

- Làm xét nghiệm: Bé sẽ được chỉ định làm xét chức năng phổi, đo lượng không khí trong phổi và tốc độ không khí trong phổi được đẩy ra ngoài khi thở ra. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ khẳng định cấp độ nặng - nhẹ của cơn hen. Tuy nhiên, bé dưới 5 tuổi thì không được áp dụng phương pháp này.

Những xét nghiệm khác giúp phát hiện yếu tố thúc đẩy hen suyễn bao gồm: xét nghiệm dị ứng, xét nghiệm máu và xét nghiệm viêm nhiễm đường hô hấp.

Hướng dẫn cách chăm sóc bé

Nhiều trường hợp hen suyễn ở bé có liên quan đến các yếu tố gây dị ứng từ môi trường bên ngoài (như khói, bụi...). Nếu phát hiện bé dễ bị mắc hen suyễn do yếu tố nào, mẹ nên cẩn thận cách ly bé với yếu tố đó.

Vệ sinh phòng hen suyễn cho bé: Đề phòng những yếu tố gây hen suyễn trong nhà, cha mẹ nên giảm số lượng đồ nội thất mềm và chăn quanh phòng bé càng nhiều càng tốt. Bởi vì những đồ vật này rất dễ bám bụi. Bé dị ứng với bụi có thể phát triển thành hen suyễn.

Những gợi ý vệ sinh khác cha mẹ cần lưu ý:

- Giữ phòng ngủ thoáng mát và thông gió tốt. Phòng ngủ của bé nên có cửa sổ thoáng khí.

- Giặt giũ ga giường, vỏ gối cho bé mỗi tuần một lần. Có thể dùng nước 60ºC để giặt.

- Sử dụng máy hút bụi có bộ lọc chuyên dụng để vệ sinh phòng trong nhà, nhất là phòng ngủ của bé.

- Cho đồ chơi mềm, thậm chí cả vỏ gối của bé, vào trong các túi nilon, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh trong vòng 24 tiếng để diệt bọ ve. Thực hiện mỗi tháng một lần.

- Có thể mua dung dịch chống gây dị ứng, xịt lên bề mặt đồ nội thất trong phòng bé.

Chế độ ăn cho bé bị hen suyễn: Một vài loại thức ăn kích thích cơn hen suyễn bằng cách gây ra phản ứng dị ứng. Nếu thấy con có phản ứng với những loại thức ăn nhất định, hãy loại bỏ ngay chúng khỏi chế độ ăn của bé.

Những thức ăn không tốt cho bé bị hen suyễn thường là: trứng, lạc, sữa, cá và chocolate.

Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy, một chế độ ăn nhiều sản phẩm từ thịt cũng không tốt cho những bé hen suyễn. Dầu thực vật chứa nhiều axit béo omega 6 cũng không nên sử dụng trong chế độ ăn của bé hen suyễn vì nó làm tăng cảm giác cháy rát trong họng (ví dụ như, dầu hướng dương, dầu chiết xuất từ ngô...).

Đồng thời tăng cường những loại thực phẩm giàu vitamin C cho bé. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, tình trạng thiếu vitamin C cộng với môi trường sống ô nhiễm làm gia tăng thêm tình trạng hen suyễn ở bé.

Điều trị

Nhiều trường hợp hen suyễn ở bé lại được chẩn đoán nhầm thành viêm phế quản hoặc viêm tiểu phế quản. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đi khám ở những bệnh viện lớn để các bác sĩ có thể phát hiện chính xác tình trạng bệnh của bé và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thuốc dùng để chữa hen suyễn cho bé có hai loại: Dạng thuốc uống (hoặc tiêm) và dạng thuốc đưa trực tiếp vào phổi. Trường hợp bị hen nhẹ, bé có thể dùng thuốc uống để làm mở rộng đường khí quản, cắt cơn hen nhanh chóng. Trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ đưa thuốc trực tiếp vào phổi bé (bằng

Theo bavame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mụn sữa ở bé (8/8)
 Trẻ sơ sinh và 'bí ẩn' đôi mắt (1/8)
 Ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh (20/7)
 “Tất tần tật” về tóc của trẻ sơ sinh (20/7)
 Có nên để điều dưỡng đem trẻ đi tắm? (18/7)
 Lưu ý "vàng" cứu bé sơ sinh khỏi hội chứng đột tử SIDS (18/7)
 8 dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh (10/7)
 Nên và không nên khi cai sữa (2/7)
 Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên (1/7)
 Trẻ bú mẹ dễ có địa vị xã hội cao trong tương lai (26/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i