Đây là thời điểm bé chính thức biết đi, thói quen ăn uống của bé cũng vì thế có nhiều thay đổi.
Phát triển độc lập
Mặc dù bé có thể không ăn nhiều như mẹ muốn, mẹ đừng lo vì bé sẽ biết ăn đủ cho nhu cầu của mình. Bé biết ăn bốc và có thể tự xúc bằng thìa, mặc dù nhiều lúc thức ăn bị rơi ra ngoài. Nếu bé rất đói, bé không tự ăn nhanh được, vì vậy bé cần sự giúp đỡ của mẹ.
Bé biết uống bằng cốc và ăn nhiều món chung của gia đình (trừ những món nóng, nhiều gia vị), miễn là chúng được cắt nhỏ thành miếng vừa với bé. Hãy thử cho bé ăn cùng gia đình bất cứ khi nào có thể.
Tình trạng lười ăn ở tuổi tập đi
Trong giai đoạn học đi (khoảng 12-18 tháng tuổi), hiện tượng bé đột nhiên lười ăn là khá bình thường. Lúc này, do có rất nhiều thứ mới lạ xung quanh để khám phá nên các bé thường ít chịu ngồi yên và ăn ngoan như trước.
Giai đoạn này, bé cũng trở nên năng động và có thể xuất hiện dấu hiệu bị giảm cân hoặc chậm tăng cân. Nguyên nhân là do lượng thức ăn hàng ngày không đủ so với nhu cầu hoạt động của bé; thậm chí, nhiều bé còn mải chơi đến mức không có cảm giác đói.
Để duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé, cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau:
- Duy trì 4-5 bữa, gồm cả bữa chính và bữa phụ trong một ngày, đảm bảo bé đủ năng lượng vui chơi và phát triển. Nếu bé lười ăn, mẹ nên giảm bớt lượng nước hoa quả, tránh cho bé uống nước hoa quả hoặc sữa trước giờ ăn.
- Nên tuân thủ giờ giấc ăn uống ở bé. Ngay cả khi bé không đói hoặc không muốn ăn, bé cũng cần tuân thủ lịch ăn từ cha mẹ. Việc ăn uống theo thời gian biểu sẽ ngăn ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa, phòng tránh hiện tượng béo phì cho các bé sau này.
- Việc ăn uống ở bé là khác nhau, có ngày bé ăn được rất ít nhưng cũng có ngày, bé ăn được nhiều hơn. Do đó, cha mẹ không nên bắt ép nếu một vài bữa bé tỏ ra lười ăn; thay vào đấy, nên cho bé ăn uống theo đúng nhu cầu riêng.
- Việc đa dạng thức ăn cũng có tác dụng kích thích bé ngon miệng.
- Do khả năng tập trung ở các bé ngắn nên bé khó ngồi yên một chỗ để ăn. Để ứng phó với điều này, cha mẹ nên kiên nhẫn và bình tĩnh, tránh cáu giận vì điều đó sẽ khiến bé hoảng sợ, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra cân nặng và chiều cao tương ứng với độ tuổi của bé. Nếu có trục trặc trong quá trình phát triển của con, mẹ nên trao đổi sớm với bác sĩ.
Giữ cho con khỏe mạnh
Nên hạn chế đồ ăn béo, có nhiều đường như bánh kẹo, đồ ăn lạnh và đồ uống có đường. Cho bé nếm đồ ăn chứa hương vị tự nhiên, thay vì những thức ăn có gia vị mạnh hay hương liệu tổng hợp.
Sau khi bé được một tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé uống sữa tươi. Đừng cai sữa mẹ và sữa công thức cho con. Nếu bé ăn uống và đang phát triển tốt, mẹ có thể chuyển cho con dùng sữa tươi tách kem 50% khi bé 2 tuổi hoặc tách kem hoàn toàn khi bé lên 5. Sữa tách kem và sữa tách kem một nửa thấp năng lượng (kalo) và ít các vitamin tan trong chất béo để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé giai đoạn này.
Hàm lượng sữa các loại cho bé khoảng từ 350ml đến 450ml/ngày. Quá nhiều sữa khiến bụng của bé không còn chỗ cho những loại thực phẩm khác. Nếu bé của mẹ lười uống sữa, cố gắng cung cấp cho bé món sữa trứng, phô mai, sữa chua... Khoảng ba phần gồm sữa, phômai và sữa chua mỗi ngày là đủ.
Ăn uống vui vẻ
Mẹ cần liên tục sáng tạo với bữa ăn của bé. Bên cạnh những món bé yêu thích, mẹ có thể cho con ăn nhiều loại rau quả mới. Vì như vậy, bé ấy có cơ hội hấp thu dinh dưỡng đa dạng. Bé có thể thích ăn súp lơ và thịt trong "một con sông nước thịt" hoặc "một ngọn núi khoai tây nghiền". Hoặc mẹ thử cắt bánh mì kẹp với bánh ngọt: bé có thể thích hình dạng con cá, ngôi sao, hoặc trái tim - các tùy chọn này là vô tận dành cho bé và sự sáng tạo của mẹ.
Theo Mevabe.net