Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bị nôn: Do mệt mỏi, căng thẳng, ăn quá no, đầy bụng, nô nghịch, ngộ độc thực phẩm, do bị ho, bị bệnh...
Nôn là hiện tượng bình thường và khá phổ biển ở trẻ trong giai đoạn đầu đời. Bởi vì, thời gian này bé đang dần thích nghi với mùi vị, với thức ăn, các cơ quan trong cơ thể bé đang dần phát triển để "hòa hợp" với đồ ăn mà bé nạp hàng ngày.
Khi ăn xong, nhiều bé bị nôn ra một chút sữa (ọc sữa). Bé sẽ sợ và khóc... đó là điều hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng. Ở đây, nôn trớ không quá nguy hiểm, bạn cần theo dõi bé thêm, bạn cần yên tâm về sức khỏe của con miễn là bé khỏe mạnh, chơi đùa, tăng cân đều đặn.
Tuy nhiên, buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng vô cùng khó chịu không chỉ đối với người lớn mà nó cũng gây sự khó chịu ngay cả với trẻ em.
Bạn cần phân biệt được giữa nôn mửa và ọc ra. Nôn mửa là nôn tất cả những gì con vừa nạp vào người, với số lượng không nhỏ.
Ọc ra thức ăn với một số ít, đi kèm với hiện tượng ợ hơi. Hiện tượng ọc sữa sẽ ít hẳn đi với điều kiện bé bớt nghịch hơn sau khi ăn. Hiện tượng này không cản trở cho việc tăng cân của trẻ.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: Do bé mệt mỏi, căng thẳng, ăn quá no, đầy bụng, nô nghịch, ngộ độc thực phẩm, do bị ho, bị bệnh...
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bị nôn: Do bé mệt mỏi, căng thẳng, ăn quá no,
đầy bụng, nô nghịch, ngộ độc thực phẩm, do bị ho, bị bệnh... (Ảnh minh họa)
Khi nào nôn là bất bình thường?
Trong vài tháng đầu tiên của bé, nôn có thể gây ra bởi các vấn đề liên quan tới đồ ăn của bé, hoặc bé bị đầy bụng. Khi bé gặp phải những triệu chứng sau, bạn hãy đừng ngần ngại gọi ngay cho bác sĩ của bé:
Bé bị nôn kèm theo dấu hiệu mất nước: bao gồm khô miệng, mắt khô, thóp chìm và bé ít đi tè hơn bình thường.
Sốt với nhiệt độ trên 38 độ C.
Từ chối sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Nôn mửa liên tục, nôn thành vòi.
Buồn ngủ, quấy khóc hoặc khó chịu nghiêm trọng.
Thóp phồng, tim đập nhanh.
Khó thở, co giật.
Nôn mửa kéo dài 24 giờ đồng hồ.
Nôn ra máu hoặc mật xanh.
Nôn liên tục kèm tiêu chảy có thể là do các chứng hẹp môn vị, nhiễm trùng nước tiểu, nhiễm trùng tai... các bệnh mà bé có khả năng mắc phải.
Đối phó khi bé bị nôn
Bé nôn nhiều thường có một vấn đề về bệnh lý nào đó. Việc cần làm lúc này là bạn hãy đừng để bé bị mất nước thêm nữa.
Tránh ép bé ăn nhiều một lúc. Bạn nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra làm nhiều bữa một ngày. Cho bé ăn thật nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức, nước lọc. Tuyệt đối không cho bé uống nước ép trái cây. Thực đơn của bé nên nhiều chất lỏng hơn, dễ tiêu hóa hơn.
Sau khi ăn, cha mẹ nên thường xuyên vỗ lưng cho con.
Để bé ở vị trí an toàn, không chạy đùa ít nhất là 20 phút sau khi ăn.
Nếu sau 12 tiếng đến 24 tiếng, bạn thấy cơ thể bé ổn định trở lại, không còn nôn trớ, bạn có thể cho bé quay trở lại chế độ ăn uống như bình thường và hãy nhớ một điều rằng nên cho bé uống càng nhiều nước càng tốt.
Nếu bé trên 12 tháng tuổi, bạn có thể cho bé tập ăn những loại thực phẩm như ngũ cốc hay sữa chua dễ tiêu hóa.
Cho bé được nghỉ ngơi nhiều: Đi ngủ cũng có thể giúp giải quyết được tình trạng khó chịu này trong em bé của bạn.
Tuyệt đối không cho bé uống thuốc chống buồn nôn trừ phi đó là yêu cầu của bác sĩ.
Trong đồ ăn của bé, bạn có thể chế biến thêm một chút gừng để cải thiện tình trạng khó chịu này. Cho đến nay người ta vẫn không thể phủ nhận công dụng của gừng đối với những cơn buồn nôn. Gừng còn được coi là một phương thuốc chống nôn tuyệt vời và vô cùng hiệu quả.
Theo Afamily