Giáo dục trẻ
   Điên đầu vì con khó tính, hay nhăn nhó
 

"Cứ nghĩ đến việc hết giờ đi làm về, rồi cả đêm quần quật chống mắt ra trông con mà mình phát sợ. Mong đứa thứ 2 không khó tính như con bé này", chị tâm sự.

Xanh mặt nhìn con 3 tuổi quấy khóc

Ngay từ hồi mới sinh, Luna đã tỏ vẻ rất khó nuôi. Thời gian đầu, đêm nào bé cũng quấy khóc, thức đêm trông con hàng ngày là chuyện bình thường rồi đến chuyện cho Luna ăn cũng là cả một cực hình với cha mẹ bé.

Ban đầu anh chị Hà Trung - Ngọc Linh (Kim Ngưu, Hà Nội) cứ nghĩ con mình còn nhỏ, chưa thích ứng kịp môi trường mới, rồi dần sẽ ngoan. Nhưng đến khi bé 3 tháng rồi giờ là 3 tuổi, bé vẫn rất khó tính.

Nhìn bạn bè ai nấy cũng đều khen con mình ăn ngủ điều độ mà chị Linh chạnh lòng vô cùng, chị nói: "Giờ đã 3 tuổi mà đêm nào con cũng thức dậy chơi, thường từ 1 giờ tới 5 giờ sáng, bé đòi bật tivi, bố mẹ mà không đáp ứng là con sẽ gào khóc như xé vải, quấy đảo liên hồi".

Bạn bè khuyên chị nên cho con đi khám vì thường bé quấy khóc không ngủ là do thể chất không ổn, thiếu canxi. Chị đưa con đi khám xét, thử máu các kiểu, bác sĩ khẳng định bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Ngủ thì thế, rồi đến chuyện ăn, bé đã ăn ít, lớn lên lại càng khảnh ăn hơn. Mẹ cứ làm món cháo hay cơm mà có rau màu xanh là thế nào Luna cũng ứ hự, con không ăn. Từ dỗ dành ngon ngọt đến quát tháo ầm ầm nhưng Luna chẳng sợ.

"Cứ nghĩ đến việc hết giờ đi làm về, rồi cả đêm quần quật chống mắt ra trông con mà mình sợ. Mong đứa thứ 2 không khó tính như con bé này", chị tâm sự.


(Ảnh minh họa)

Bé Long (6 tuổi) cũng được liệt vào danh sách "cậu cả khó tính". Chị Thoa (Võ Thị Sáu, TP HCM) - mẹ của bé chia sẻ: "Nhà có hai anh em, con em ngoan ngoãn, dễ bảo bao nhiêu thì thằng anh khó tính như ma bấy nhiêu".

Bé chỉ thích ăn mỳ úp, bánh mỳ với trứng, còn cơm thịt cá nhất định không ăn mà nếu có ép thì bé ăn rất ít.

Con quen đến lớp được bật điều hòa dù trời hơi nóng, lạnh, thế là khi về nhà, dù trong nhà ấm cúng bé cũng nằng nặc phải bật điều hòa. Bố mẹ nói thế nào con cũng cố rặn ra tiếng ho để "dằn mặt" người lớn.

Sáng nào đi học, chị Thoa cũng đau đầu bởi những yêu sách của cậu cả: "Tại sao áo đồng phục của con lại bị nhàu chỗ này?", "Tại sao khăn len lại màu đen, phải màu đỏ mới đẹp chứ ạ?"

Ngay cả chuyện đi vệ sinh của con cũng khiến anh chị mệt mỏi. Ngày nào đón con đi học về là con lại "gầm gừ": "Bố mẹ đi nhanh về nhà ngay đi ạ". Hóa ra về tới nơi, quý tử lại cắm đầu cắm cổ lao thật nhanh vào toilet.

Anh chị có hỏi và dặn "Sao không đi vệ sinh ở trường ấy con? Nhịn thế không tốt cho sức khỏe đâu". Chưa dứt lời Long đã hét loạn lên: "Nhà vệ sinh ở trường bẩn chết".

Rồi có lúc, bé mắc tiểu quá, anh gợi ý mãi thì con mới chịu chạy vào trung tâm thương mại để "giải quyết". Thế nên, một là bé sẽ đi vệ sinh ở nhà hai là phải đến nơi công cộng lớn, sang trọng như trung tâm thương mại con mới chịu.

Quan tâm, chia sẻ tới con nhiều hơn

Con khó tính cũng là một đề tài mà nhiều ông bố bà mẹ bàn tán sôi nổi trên những diễn đàn. Nếu tính kén cá chọn canh kéo dài và lớn lên cùng bé thì bé sẽ rất khó hòa nhập với môi trường rộng lớn xung quanh.

Để có thể thay đổi tính nết của con, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ khiến con trở nên như thế này là do đâu. Có thể do tính cách hình thành từ bé (thích sạch sẽ, điệu đà, kén ăn, món ăn khác không hợp khẩu vị...), có thể do thể chất (khó ngủ, khó ăn...), tâm trạng (mệt mỏi, phấn khích...)...

Cách hiệu quả nhất mà bố mẹ nên sử dụng trong tình huống này vẫn là quan tâm, chia sẻ với con nhiều hơn, gợi mở những đề tài để giúp con nói lên cảm xúc trong mình (Con khó chịu ở đâu? Con muốn điều gì?).

Chia sẻ hoàn toàn khác với chiều chuộng khiến con nghĩ mình là "ông giời". Lắng nghe con, hiểu được con, rồi cha mẹ cần giảng giải cho con thế nào là hợp lý: "Giờ ăn phải ăn, giờ ngủ phải ngủ", khuyên nhủ con ăn uống thế nào là hợp lý, làm thế nào để sở thích của mình hòa hợp với nhưng việc nên làm, với môi trường, bạn bè xung quanh.

Cho bé tham gia thật nhiều những hoạt động thể chất, khu vui chơi công cộng, mở rộng giao lưu với bạn bè cùng trang lứa. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu, cân bằng tâm lý và hòa nhập tốt hơn.

Chia sẻ với bé cách ứng xử hợp lý thông qua những câu chuyện, ngụ ngôn nho nhỏ hàng ngày cũng là điều cha mẹ nên làm.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm gì để giúp trẻ ít nói trở nên tự tin? (21/1)
 Những thói quen xấu cha mẹ vô tình dạy con (17/1)
 Bực mình vì con "chậm như rùa" (17/1)
 Liệu có nên dạy con bằng roi vọt? (16/1)
 Đối phó với những câu hỏi tại sao của bé (16/1)
 3 “tuyệt chiêu” cho mẹ giúp trẻ thông minh hơn (15/1)
 Mẹ khôn biết dạy con tiêu tiền sớm (15/1)
 Bất lực khi dạy con tuổi teen (14/1)
 Buồn lòng khi con nói dối nhem nhẻm (11/1)
 Điều mẹ “cần học” khi trò chuyện với bé (10/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i