Trẻ sơ sinh
   Trẻ sinh vào mùa đông thường mọc răng chậm
 

Một nghiên cứu mới đây đã giúp trấn an nỗi lo lắng của các bà mẹ có con 1 tuổi mà chưa mọc răng. Để trẻ thích thú tìm hiểu vệ sinh răng miệng 5 thói quen xấu có hại cho răng của bé 6 sai lầm trầm trọng khi chăm sóc răng bé Thông thường thì ngay từ tháng thứ 6 - 7 đã có thể thấy dấu hiệu chiếc răng đầu tiên của trẻ. Một số trẻ khác có thể mọc răng muộn hơn, khoảng 1 tuổi hoặc thậm chí hơn 1 tuổi.

Các bác sỹ nhi khoa cho rằng đó là hiện tượng mọc răng chậm và điều này hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Tuy nhiên nếu trẻ đến hơn 1 tuổi mà chưa thấy mọc răng hoặc hơn 3 tuổi mà hàm răng chưa mọc hết thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân chính xác cùng biện pháp chữa trị.

Qua số liệu thống kê thực tế, các chuyên viên nghiên cứu của trường Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) nhận thấy, ngoài yếu tố di truyền và mắc bệnh còi xương bẩm sinh thì đa phần trẻ em sinh vào mùa lạnh đều mọc răng chậm.

Nguyên nhân là do trời lạnh, sợ trẻ bị nhiễm cảm hoặc bị sốt nên người nhà thường ít khi cho trẻ ra ngoài. Vì vậy mà thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không đủ, rất dễ gây ra thiếu vitamin D, một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh còi xương và khiến trẻ mọc răng chậm. Trong trường hợp này, bố mẹ nên bổ sung vitamin D và canxi đầy đủ để phòng ngừa bệnh còi xương.

 

Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên về cách vệ sinh răng miệng cho trẻ như sau:

1. Cho dù trẻ chưa mọc răng cũng cần phải vệ sinh lợi và khoang miệng một cách sạch sẽ. Sau mỗi lần cho bú, bạn quấn gạc mềm hoặc khăn xô vào ngón tay trỏ, sau đó nhúng qua nước ấm rồi nhẹ nhàng lau phần lợi và khoang miệng cho bé.

2. Sau khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, bạn vẫn phải duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ như trên. Phần lớn các bậc cha mẹ đều xem nhẹ "công tác" vệ sinh răng miệng này vì cho rằng đằng nào răng sữa cũng rụng khi bé lớn.

Thực tế là răng sữa tuy không có "tuổi thọ" cao nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập và cố định vị trí mọc răng vĩnh viễn sau này. Đồng thời răng sữa cũng là "trợ thủ" đắc lực cho trẻ khi học nói và nhai thức ăn.

3. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu sâu răng (màu sắc thay đổi, xuất hiện vết lõm, lỗ hổng...), nhất thiết không nên để trẻ bú bình.

4. Cho trẻ uống nước sau mỗi lần bú sữa. Phần lớn thức ăn của trẻ em đều có thể được "rửa trôi" theo nước nên đây có thể xem là cách đơn giản để giữ cho khoang miệng và chân răng của trẻ được sạch sẽ. Tuy nhiên các bác sỹ khuyên bạn vẫn nên sử dụng cả cách vệ sinh răng miệng cho trẻ như ở mục 1, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt, đồ ăn có độ bám dính.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lý do bé sơ sinh khóc không ra nước mắt (31/10)
 Dị ứng đầu đời (31/10)
 Trò chuyện với con theo từng giai đoạn (29/10)
 Không nên cho con bú sau khi vận động mạnh (26/10)
 Bảo quản sữa mẹ an toàn (23/10)
 Giúp bé an toàn khi bú bình (18/10)
 Phòng chứng đột tử cho bé bằng ti giả (14/10)
 Bí quyết giúp con học tốt ngay từ mẫu giáo (11/10)
 Hoạt động dạy bé về kích thước (11/10)
 Phương pháp tắm nắng cho trẻ (11/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i