Hâm thức ăn nhiều lần: Khi hâm đi hâm lại nhiều lần, lượng vitamin và chất dinh dưỡng trong rau củ sẽ mất đi và thức ăn sẽ có mùi khó chịu.
- Chất bổ không có trong nước hầm: Nhiều người quan niệm nước hầm là một thức ăn đặc biệt bổ dưỡng, vì họ nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, "phần cái" còn lại chỉ là "xác". Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy.
- Lạm dụng máy xay sinh tố: Có nhiều trẻ, tuy đã mọc răng đầy đủ nhưng vẫn còn ăn thức ăn được xay nhuyễn, vì cứ ăn thức ăn lợn cợn là bị ói. Để tránh điều này, nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn tuổi của trẻ. Có thể lúc đầu trẻ sẽ nhợn ói, nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.
- Nêm thức ăn vừa miệng: Vị giác ở trẻ nhỏ tốt hơn người lớn rất nhiều. Chính vì vậy, khi mẹ nêm vừa miệng mình thì có thể sẽ quá mặn hoặc quá ngọt đối với trẻ.
Theo CNMS