Giáo dục trẻ
   Tránh cho con học lệch
 

Kinh tế phát triển, những ngành học xã hội được cho là "không làm ra tiền" nên không được coi trọng. Mọi người đổ xô đi học các ngành kinh tế, kỹ thuật và trở nên xem thường những môn xã hội, những môn được gọi là "phụ".

Không ít cô cậu học trò cấp 2 rất giỏi các môn tự nhiên, nói tiếng Anh khá nhưng không hoàn thiện nổi một bài văn.

Xu hướng của học sinh

Ở các trường học phổ thông hiện nay, học sinh đổ xô đi học thêm các môn Toán, Lý, Hóa hoặc Ngoại ngữ chứ không có mấy em đi học các môn Ngữ văn, Sử, Địa. Nếu có học thì chỉ để phục vụ cho việc thi tốt nghiệp mà thôi. Trong kỳ thi Đại học 2012, tại Hà Nội, tính chung cả khối trường ĐH, CĐ, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào khối A nhiều nhất, với tỷ lệ 47,07%. Tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi vào khối B là 14,22%, khối C là 4,54%, khối D là 24,51%. Trên cả nước, lượng thí sinh đăng ký dự thi khối C vẫn thấp hơn rất nhiều so với các khối khác.

Chúng ta cũng đã không ít lần bắt gặp những bài văn của các cô cậu học sinh viết một cách ngô nghê như không hiểu gì về tiếng Việt, những câu trả lời ngây thơ không thể tưởng tượng được về kiến thức lịch sử Việt Nam. Có những học sinh tốt nghiệp THPT rồi mà không thể hình dung vị trí các tỉnh, thành trải dài trên dải đất hình chữ S. Hay những cô cậu học trò giỏi Toán, giỏi Tin học nhưng không thể hoàn chỉnh một bài văn miêu tả.

Ở các gia đình có điều kiện, do quá lo xa về tương lai "hội nhập thế giới" của con sau này, nên ngay từ bậc tiểu học đã tập trung cho con học ngoại ngữ mà xao lãng tiếng Việt. Thậm chí, một số gia đình còn gửi con hẳn vào trường quốc tế, với những giáo viên nước ngoài.

Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng học lệch đang diễn ra lâu nay trong nền giáo dục nước nhà như hậu quả tất yếu của sự phát triển kinh tế đất nước. Về mặt khách quan, có cầu ắt có cung. Khi nhu cầu việc làm cho những ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cao, mọi người sẽ đương nhiên đổ xô vào những lĩnh vực đó. Còn khi học ngành xã hội, ra trường lại chẳng biết dùng vào việc gì, nhu cầu việc làm ở ngành này không nhiều, nếu phải đi làm trái ngành trái nghề thì thật uổng phí.

Về mặt chủ quan, nhiều bậc phụ huynh vì lo cho tương lai của con cái sau này nên thích con cái theo các ngành "hot" có tương lai như kinh tế, ngân hàng, tài chính, ngoại thương, ngoại giao, y dược hay những ngành kỹ thuật như viễn thông, công nghệ thông tin... và ép con phải học tốt những ngành này. Tâm lý coi nhẹ những ngành nghề "nhiều chữ" mà "không làm ra tiền" hoặc có thì thu nhập thấp đã khiến cho những ngành xã hội trở nên "thất thế".

Học đều để hoàn thiện nhân cách

Ở nước ta hiện nay, tình trạng học lệch đang trở nên rất phổ biến, thậm chí ngay từ bậc tiểu học. Việc cha mẹ quan tâm lo lắng cho tương lai của con cái và định hướng cho các con là hoàn toàn chính đáng, nhưng nếu quá thiên lệch trong việc định hướng học tập sẽ không tốt đối với sự phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ.

Theo các nhà giáo dục, có rất nhiều hậu quả của việc học lệch giữa các môn tự nhiên và xã hội. Sau này trẻ có thể trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, kém tự tin trước đám đông, giao tiếp kém nên có thể sẽ không có cơ hội phát huy những kiến thức của mình. Nghiêm trọng hơn, học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Trẻ học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến "thiếu cân bằng" về tư duy.

Các bậc phụ huynh nên hướng cho con học đều tất cả các môn ngay từ khi học tiểu học. Con có thể học và ưu ái hơn cho các môn yêu thích và theo định hướng nghề, nhưng vẫn dành thời gian cho các môn xã hội, đó là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp học tốt hơn, và những kiến thức xã hội sẽ giúp trẻ học tốt hơn các môn tự nhiên.

TheoCNMS

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ hư không dùng roi vọt (20/10)
 Hãy ăn mừng vì con bạn nhút nhát (18/10)
 5 yếu tố quyết định khả năng đọc của trẻ (18/10)
 6 bước dạy trẻ 2 tuổi sống tự lập (16/10)
 Dạy con tiết kiệm không có nghĩa là ky bo (14/10)
 7 kỹ năng trẻ 5 tuổi nhất thiết nên học (14/10)
 3 điều nên làm khi con nói dối (10/10)
 "Nhẹ nhàng" đưa con vào khuôn phép (9/10)
 5 gợi ý dạy con ngoan (9/10)
 Dạy con điều hay, ngăn chặn ngay điều dở (7/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i