Giáo dục trẻ
   Mẹo trị bé nói dối
 

Biết cu Tôm (4 tuổi) vừa ‘táy máy' điện thoại của mẹ nhưng Nguyên vẫn vờ hỏi: ‘Nãy giờ con có nghich điện thoại của mẹ không nhỉ?'. Cu Tôm ngoan ngoãn đáp: ‘Con không ạ'. Nguyên nhẹ nhàng nói với con: ‘Mẹ biết là con ngoan lắm nên không tự ý nghịch điện thoại của mẹ đâu. Thế mới là con trai ngoan của mẹ'.

Sau đó, Nguyên cầm lấy điện thoại, thấy điện thoại chưa ở chế độ khóa vì cu Tôm đã biết mở điện thoại của mẹ nhưng Nguyên không mắng con mà chỉ thắc mắc: "Lúc nãy điện thoại của mẹ khóa rồi mà. Sao giờ nó lại mở nhỉ? Mà lúc nãy mẹ để điện thoại ở tủ tivi, sao giờ nó lại ở trên ghế? Lạ thật. Hay điện thoại của mẹ bị hỏng rồi? Tối mẹ phải nhờ bố kiểm tra xem có bị hỏng không mới được?". Tiếp theo, Nguyên lại âu yếm nhìn con, bảo: "Tôm có muốn xem ảnh không? Mẹ mở điện thoại cho con xem ảnh này. Con trai của mẹ ngoan lắm". Thấy thế Tôm tự giác đứng dậy bảo: "Mẹ ơi, lúc nãy con mở điện thoại của mẹ nhưng con xem một tí thôi". Chỉ chờ có thế, Nguyên ân cần dặn con ngay: "Tôm giỏi lắm vì đã thành thật với mẹ. Lần sau con muốn chơi điện thoại của mẹ thì hỏi mẹ trước nhé. Mẹ sẽ không mắng con đâu".


Tâm lý để sửa tật nói dối cho con

Khi biết bé nói dối thì cha mẹ có thể tạm lờ đi, coi như là đang rất tin bé. Tránh chì chiết, quát mắng và bắt bé phải nhận tội ngay vì sẽ làm bé sợ hãi, có thể lúc đầu bé sẽ phải khai thật nhưng sau này, bé sẽ cố giấu tội kỹ hơn vì sợ mẹ. Cách này không giúp trị bé nói dối tận gốc rễ được.

Thay vào đó, cha mẹ nên nhẹ nhàng, tạo tâm lý thoải mái cho bé. Nếu đã hỏi mà bé từ chối thì phụ huynh có thể nhấn mạnh là bố mẹ tin bé, bé là em bé ngoan nên sẽ không nói dối mẹ (dù mẹ biết chắc là con đang nói dối). Sau đó, có thể tìm cách để khơi gợi cảm giác "có lỗi" cho bé, chẳng hạn: "Chắc bố ăn hết bimbim rồi. Mẹ sẽ về phạt bố" hoặc "Chắc bố làm vỡ cốc rồi. Bố không chịu nhận lỗi nữa. Bố hư quá"... Làm như thế, bé sẽ biết bố đang bị oan nên sẽ thành khẩn nhận lỗi với mẹ.

Khi bé nhận lỗi, cha mẹ nên khen ngợi vì bé biết nói thật. Đồng thời, nhấn mạnh để bé hiểu là lần sau nếu có mắc lỗi mà bé nói thật thì sẽ không bị mẹ trách phạt. Sau đó, hướng bé tới những cách để khắc phục lỗi của bé.

Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 nỗi lo lớn nhất khi nuôi con (20/8)
 5 câu bố mẹ đừng bao giờ nói với con (16/8)
 4 chiêu điều trị trẻ cứng đầu (14/8)
 Ý tưởng khuyến khích bé tư duy (9/8)
 5 cách dạy bé biết xin lỗi (9/8)
 Bé ngang bướng khi mẹ sinh em (8/8)
 Hiểu để dạy bé tuổi lên 2 (8/8)
 “Roi thần” của mẹ (6/8)
 Sách dạy con: Càng nhỏ đầu óc càng thông minh (3/8)
 Dạy trẻ biết lắng nghe: Đơn giản thôi! (2/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i