Có hơn 70 enzyme phụ thuộc vào kẽm để duy trì vai trò tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Bé không đủ kẽm sẽ làm tăng nguy cơ chậm cao, chậm lớn. May mắn là thiếu hụt kẽm ở bé không phải quá phổ biến.
Lượng kẽm phù hợp với bé hàng ngày
- Bé 1-3 tuổi: 3mg kẽm/ngày.
- Bé 4-8 tuổi: 5mg kẽm/ngày.
Các chuyên gia khuyên cha mẹ không cần bổ sung kẽm hàng ngày cho bé. Thay vào đó, nên chọn thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn cho con.
Những nguồn dồi dào kẽm tự nhiên
Kẽm có mặt trong rất nhiều thực phẩm, chẳng hạn:
- Nửa cốc sữa chua hoa quả: 0,8mg kẽm. Tương đương lượng kẽm có trong một gói bột yến mạch ăn liền.
- ¼ cái đùi gà: 0,6mg kẽm.
- 10g phômai: 0,5mg kẽm. Tương đương lượng kẽm có trong một thìa bơ hạnh nhân.
Ngoài ra, các thực phẩm giàu kẽm khác mà bé có thể sử dụng hàng ngày gồm đậu phụ, đậu đỗ nấu chín, ức gà, sữa, lúa mỳ, thủy hải sản...
Lượng kẽm trong các loại thực phẩm khác nhau thì khác nhau, tùy thuộc nhãn hiệu, số lượng thực phẩm, chẳng hạn. Với những bé còn nhỏ, những loại hạt (như đậu) hay các miếng thịt có thể phải nấu mềm nhừ, cắt thành miếng cực kỳ nhỏ để tránh nguy cơ bị hóc. Bé có thể ăn nhiều hay ít hơn số thực phẩm chứa kẽm kể trên, tùy vào tuổi cũng như khẩu vị của bé.
Khi bé thừa kẽm
Nếu chỉ ăn uống bình thường thì bé rất khó thừa kẽm nhưng với lượng liên tục (vitamin bổ sung chẳng hạn) có thể gây thừa kẽm, làm bé bị nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu. Thừa kẽm về lâu dài còn kèm theo các dấu hiệu ngộ độc nguy hiểm.
Lượng kẽm tối đa được đề nghị cho bé 1-3 tuổi là 7mg/ngày. Và bé 4-8 tuổi là 12mg/ngày.
Theo mevabe