Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng chơi đùa ngoài trời giúp trẻ giảm đáng kể nguy cơ bị cận thị.
Nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol, Anh phát hiện ra rằng những trẻ thường xuyên chơi đùa ngoài trời khi khi lên 8 hoặc 9 tuổi giảm khoảng một nửa nguy cơ bị cận thị khi được 15 tuổi so với những trẻ không chơi đùa ngoài trời.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới thiết lập mối liên quan trực tiếp giữa thị lực kém và không dành đủ thời gian hoạt động ngoài trời.
TS Cathy Williams và các đồng nghiệp thuộc Đại học Bristol và Đại học Cardiff đã đưa ra kết luận này sau khi theo dõi 14.000 trẻ.
Nhóm nghiên cứu đã hỏi cha mẹ của những trẻ từ 8-9 tuổi về thời gian trẻ ở ngoài trời. Trẻ ở ngoài ngoài ít nhất 3 giờ/ngày vào mùa hè hoặc ≥ 1 giờ vào mùa đông được phân loại là có thời gian hoạt động ngoài trời nhiều.
Họ phát hiện ra rằng hoạt động ngoài trời giúp bảo vệ trẻ khỏi tật cận thị. Jeremy Guggenheim, nhà nghiên cứu về thị lực thuộc Đại học Cardiff nói ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên là cần thiết để phát triển và duy trì thị lực tốt.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên kích thích nồng độ dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh, trong võng mạc.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Investigative Opthalmology and Visual Science.
Theo Afamily.vn