Trẻ sơ sinh
   Giao lưu sau sinh…
 

Khi bé chào đời, có một số nguyên tắc 'vàng' bạn cần biết để chăm sóc bé tốt nhất.


Hãy gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của mình với các bà mẹ khác để có được những trải nghiệm thú vị sau sinh, và nhận thấy sự thay đổi rõ rệt từng ngày của con trẻ!

Trong khi chờ đợi em bé ra đời...

Những tháng cuối cùng của thai kì thường tạo ra những phản ứng rất khác nhau với từng bà mẹ tương lai. Mệt mỏi và tăng cân, một số bà bầu còn muốn thu mình lại và giữ sức.

Một số mẹ khác, ngược lại, tràn ngập năng lượng và muốn tận dụng nó để tận hưởng những lúc thảnh thơi hiếm hoi này.

Khi em bé ra đời...

Trong ba tháng đầu, điều bình thường và cần thiết là các bà mẹ muốn có mối liên hệ khăng khít với bé, cuộc sống của các mẹ chỉ duy nhất theo sự điều khiển xung quanh các nhu cầu của bé.

Nhưng qua giai đoạn này, các mẹ không nên cố dành hết tình yêu cho bé một cách thái quá. Các mẹ cần nhanh chóng lấy lại mối quan hệ với cuộc sống bên ngoài để không bị trở thành "người giữ trẻ đơn độc".

Khi bé đã cứng cáp hơn, hãy sắp xếp thời gian biểu của mình thật hợp lý, dành thời gian thăm bạn bè và đi ra ngoài.

 

Khi bé mới chào đời, cuộc sống của người mẹ chỉ duy nhất quẩn quanh đáp ứng nhu cầu của bé. (Ảnh minh họa).

Khi em bé 3 tháng tuổi...

Vào thời điểm này, với một số bà mẹ sẽ xuất hiện những ảo ảnh, những nỗi sợ khi phải đối mặt với tất cả những trách nhiệm quá mới mẻ này. Bạn nên tìm cách bù trừ những thiếu hụt tinh thần này bằng cách học hỏi từ những người bạn thân và có kinh nghiệm.

Khi bé 6 tháng tuổi...

Trong giai đoạn này, các mẹ có một nhu cầu rất lớn không thể kìm nén được là gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm của mình với các bà mẹ khác, nhưng những trao đổi này thường có mục đích muốn nhận được sự tán dương "em bé nhà mình" từ các bà mẹ khác.

Thực ra, không nên nói quá nhiều về con mình. Tốt hơn hết hãy lắng nghe kinh nghiệm của các bà mẹ khác, thu thập những thông tin hữu ích, những địa chỉ mua sắm hoặc các phòng khám nhi uy tín.

Khi bé 9 tháng tuổi...

Sự lớn lên trông thấy của em bé cũng như sự "ghen tuông" của bé với những người bạn hay ghé thăm mẹ là bình thường. Bởi em bé luôn muốn nhận được thật nhiều sự quan tâm của cha mẹ và các bé không thể hiểu được tại sao bỗng dưng mình lại ít được quan tâm hơn (mẹ buôn chuyện qua điện thoại rất lâu với ai đó, hoặc các mẹ tụ tập "tám" hàng giờ).

Giải pháp tối ưu nào cho tình huống này để bạn vẫn giữ được sợi dây liên kết với bạn bè đồng thời không làm tổn thương bé? Phòng trò chơi trong nhà hay một góc vườn nhỏ sẽ là một giải pháp hay. Tất nhiên, tất cả đều phải làm trong tầm kiểm soát của bạn.

Một vài gợi ý nhỏ về những người bạn nên đến chơi nhiều, những người bạn ít đến thăm và có những người bạn không nên đến thăm trong giai đoạn bạn mới có bé.

 

Bé luôn muốn nhận được nhiều sự quan tâm của cha mẹ. (Ảnh minh họa).

Những người, bạn nên đến thường xuyên

Các bậc cha mẹ trẻ như bạn: Họ cũng như bạn đều là "nô lệ" của bình sữa và bỉm tã. Vì vậy, các bạn có thể trao đổi về những núm vú giả, những điệu bộ ngộ nghĩnh của con trẻ... Nhưng hãy tránh tranh luận sâu về những tiến bộ của trẻ nhỏ. Nếu không, hãy thận trọng với những khiếm khích nho nhỏ đấy!

Những người, bạn nên đến chơi nhiều

- Những người sắp được làm cha mẹ: Trước khi em bé của họ ra đời, tất cả những kiến thức của bạn đều là mới với họ.

Họ sẽ chăm chú nhìn bạn đưa bình sữa cho bé bú. Với họ, bạn sẽ thấy cuộc sống này thật đáng tự hào.

- Những người theo chủ nghĩa lạc quan tôn thờ những hành trình khám phá. Họ khai sáng cho bạn nhiều kiến thức và có khả năng làm các bé cười không thôi với những câu chuyện dí dỏm.

- Những người không biết đến stress: Con cái của họ đã lớn. Họ cũng đã trải qua những điều bỡ ngỡ khi lần đầu làm cha mẹ như bạn. Và họ không muốn lặp lại chúng với thiên thần của bạn.

"Không có gì phải lo lắng...", "Chuyện này bình thường, bé nào cũng vậy mà...". Những câu này cũng đã đủ để trấn an tinh thần bạn.

Những người, bạn nên thỉnh thoảng đến thăm

- Những người bạn độc thân "đang tìm kiếm một đám cưới lí tưởng". Bé khóc, bé quấy, bé nôn trớ, bé chơi cả đêm không cho bạn ngủ...

Tất cả sẽ trở thành một dấu chấm đen trong tâm trí của cô ấy. Và có thể cô ấy sẽ nhanh chóng rời xa bạn.

- Những cặp vợ chồng hiếm muộn. Họ đã mơ về một đứa trẻ từ lâu. Và họ đang cố gắng. Với họ, bạn nên hết sức thận trọng trong lời nói để tránh những lời nói có thể làm họ tổn thương.

Những người, đừng nên đến thăm

Các ông bà khó tính: Họ có cái nhìn cực đoan với thế hệ trẻ. Khi em bé chập chững biết đi, bạn có dám tự tin khi bé chẳng may làm vỡ một vật gì trong căn phòng quá ư là đẹp của họ không?

Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vùng não điều khiển khả năng nghe (20/6)
 Vùng não điều khiển thị giác (19/6)
 8 gợi ý chọn quà cho bé sơ sinh (15/6)
 Hỏi về đánh tưa miệng cho bé (13/6)
 Vùng não điều khiển trí nhớ và ngủ sâu (13/6)
 Trị cứt trâu cho bé bằng chanh và dầu dừa (11/6)
 Nằm ngửa có gây bẹt đầu cho bé? (11/6)
 Phấn rôm có thể gây viêm phổi (11/6)
 7 ‘bí kíp’ phòng hăm (7/6)
 Nằm ngửa và hội chứng bẹt đầu (7/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i