Sức khoẻ
   7 điều cần biết về chấn thương sọ não trẻ em
 
Sau một năm triển khai hoạt động, đơn vị ngoại thần kinh nhi Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận điều trị gần 3.000 trường hợp chấn thương sọ não ở trẻ em Khác với người lớn, chấn thương sọ não (CTSN) thường do tai nạn giao thông, CTSN ở trẻ em lại thường do bất cẩn trong sinh hoạt (chiếm đến 80% trường hợp). Thường gặp nhất là té cầu thang, sau đó là té giường, té võng, té xe đạp hay do người lớn bồng ẵm tuột tay. CTSN gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái, đa số ở lứa tuổi từ 1 đến 6 tuổi. 1. Thương tổn nào thường gặp trong CTSN trẻ em? Nhẹ nhất là các trường hợp tụ máu dưới da đầu mà người ta thường gọi là “u đầu”, khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da đầu, tự tan sau vài ngày đến vài tuần. Nặng hơn là các tổn thương ở xương sọ như xương sọ bị xẹp xuống gọi là lún sọ, hay nứt xương sọ, vỡ sọ hay vết thương sọ não. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ hay chấn động não và dập não. 2. Sau CTSN, trẻ thường có biểu hiện gì? Sau chấn thương trẻ thường quấy khóc đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú. Trẻ có thể có cảm giác buồn nôn hay nôn nhiều lần, ngay cả khi không ăn uống gì. Than đau đầu là triệu chứng chỉ gặp ở trẻ lớn. Ở các trường hợp nặng, có thương tổn trong sọ, trẻ có các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử và đi vào hôn mê, ngủ gọi không tỉnh dậy. Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn. 3. Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn hay nghi ngờ có CTSN? Trước tiên cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc, bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. Không nên có những việc làm thiếu khoa học, thậm chí rất tai hại như vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật. Phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi. 4. Khi nào cần chụp X-quang hay CT-scan? Như mọi người đều biết, tia X là một tác nhân rất nguy hại đối với trẻ em. Chính vì vậy, việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Tránh tâm lý yêu cầu bác sĩ phải chụp phim X-quang hay CT-scan bằng mọi giá để... yên tâm, bởi chẩn đoán và theo dõi một trường hợp CTSN còn bao gồm nhiều yếu tố quan trọng khác như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh. Phim X-quang sọ chỉ thực hiện khi có các triệu chứng như bất tỉnh sau chấn thương, chảy máu hay chảy nước ở mũi hay ở tai, da đầu bị tụ máu to hay bị rách rộng do vật nhọn đâm... 5. Nếu trẻ được bác sĩ cho về nhà thì phải theo dõi điều gì? Trong một số trường hợp, CTSN không có triệu chứng gì khi thăm khám, lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về theo dõi tại nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ, phải được đưa đi tái khám ngay lập tức khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau đây: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, tình trạng lúc tỉnh lúc mê, ngủ kêu không thức, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay chảy nước trong, yếu liệt chân. 6. Khi nào phải phẫu thuật? Trẻ sẽ được phẫu thuật khi bị vết thương sọ não, lún sọ hay có khối máu tụ to trong sọ... Có nhiều thương tổn nặng như máu tụ dưới màng cứng, dập não... sau khi phẫu thuật có thể để lại nhiều di chứng não như yếu liệt chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ. Trong trường hợp này, trẻ phải được tiếp tục điều trị tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện. Điều may mắn là do hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên sự hồi phục của các di chứng sau CTSN ở trẻ em cho kết quả tốt hơn so với người lớn. 7. Làm gì để phòng ngừa? CTSN, dù nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm lý cũng như thực thể cho trẻ, vì vậy cha mẹ cần hạn chế tối đa nguy cơ có thể gây tai nạn cho trẻ. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi trẻ ngồi trên các phương tiện giao thông. BS NGUYỄN ANH TUẤN (Đơn vị ngoại thần kinh nhi, Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2) (Hình: Cháu Nguyễn Văn N. 5 tuổi, ở Bình Dương bị chấn thương sọ não đang được điều trị tại BV Nhi Đồng 2. Trong ảnh: Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn khám kiểm tra sau mổ cho cháu)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Máy tính chống béo phì ở trẻ (9/8)
 Trường hợp đầu tiên pin tiểu nổ gây tổn thương mắt (5/8)
 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ (31/7)
 88% bệnh nhi bị chấn thương sọ não do tai nạn sinh hoạt (30/7)
 Chấy không ảnh hưởng nhiều đến trẻ (26/7)
 Văn phòng phẩm thơm có hại cho trẻ em (8/7)
 Sơ cứu trẻ tại nhà (7/7)
 Dùng máu cuống rốn để chữa ung thư huyết (1/7)
 Nấu ăn bằng gas tăng nguy cơ bị các bệnh hô hấp ở trẻ (25/6)
 Tủ thuốc gia đình (20/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i