Trẻ sơ sinh
   Vùng kín của bé mới sinh
 

Vùng kín nhiều bé (cả trai lẫn gái) tiết dịch và hơi sưng phồng khi mới chào đời. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu khác biệt đáng kể trong vùng kín ở bé trai và bé gái mà cha mẹ nên biết.

 

Nếu là bé gái

Với bé gái, cha mẹ có thể nhìn thấy quanh môi âm hộ của bé có những dịch màu trắng, trong hoặc thậm chí có màu như màu máu. Những dấu hiệu này thường là không đáng lo nhưng lại khiến cha mẹ hoảng hốt. Phụ huynh không nên vì thế mà chà xát mạnh ở vùng kín của con.

Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện thấy, hai môi âm đạo của bé dính vào nhau, với nhiều cấp độ khác nhau. Tốt nhất, nếu thấy có dấu hiệu nào khác thường ở vùng kín của bé gái, bạn nên hỏi bác sĩ để bác sĩ kiểm tra cho bé, đánh giá mức độ nghiêm trọng và cha mẹ sẽ nhận được lời khuyên nên làm thế nào.

Nếu là bé trai

10% số bé trai có một (hoặc cả hai) bên bìu sưng và ứ đầy chất lỏng. Một số bé trai bị ẩn tinh hoàn (tinh hoàn chưa xuống). Tương tự với bé gái, nếu cha mẹ phát hiện điều gì đó bất thường ở vùng kín bé trai thì nên đưa bé đi khám, tránh những can thiệp tự ý, gây tổn hại tới bé.

Chăm sóc vùng kín cho con

Lau rửa, vệ sinh vùng kín cho bé trai lẫn bé gái không cần quá đặc biệt. Với bé trai, bạn đừng cố gắng tuột mạnh bao quy đầu của bé khi vệ sinh. Nếu bạn quyết định cắt bao quy đầu cho con, cần lưu ý là sau khi cắt, vùng kín của bé chưa thể lành hẳn ngay lập tức. Bạn có thể thấy đầu "chim" của bé có màu tím đò và sưng lên khoảng một tuần. Hoặc bạn có thể thấy đầu "chim" của bé ẩm ướt vì chưa lành hẳn.

Nếu là bé gái, luôn phải lau từ trước ra sau khi thay bỉm và vệ sinh kỹ những nếp gấp ở môi âm đạo.

Vệ sinh khi thay tã

Không nên dùng khăn ướt có mùi thơm hoặc lotion bôi vùng quấn tã cho bé sơ sinh. Tốt nhất là dùng khăn xô mềm (hoặc gạc vuông) nhúng vào nước ấm và lau vùng kín cho bé hoặc có dùng khăn ướt thì nên chọn loại không mùi, nhất là trong những tuần đầu.

Nên thay tã thường xuyên cho bé, nhất là sau khi bé đi tiêu để phòng ngừa hăm. Dù vậy, ngay cả khi vùng kín được giữ sạch và khô thì một số bé vẫn có làn da nhạy cảm hơn những bé khác. Khi ấy, sau khi thay bỉm, bạn có thể thoa cho con một lớp thuốc mỡ (hoặc kem) chống hăm, giúp bảo vệ da bé.

Lúc cần đưa đi khám

Nếu hăm tã kéo dài hoặc bạn nhận thấy bất thường gì đó ở vùng kín của con thì đừng chờ đợi mà nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Theo Mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phải đợi 3 tháng 10 ngày mới được cắt tóc cho bé sơ sinh? (8/5)
 4 quan niệm chăm con ‘lỗi thời’ (7/5)
 Phải đợi 3 tháng 10 ngày mới được cắt tóc cho bé sơ sinh? (7/5)
 Loại bỏ đầy hơi (2/5)
 Kỹ năng, hiểu biết của bé 2-6 tháng (27/4)
 Những ngộ nhận khi tắm cho trẻ sơ sinh (27/4)
 5 lợi ích của massage cho bé (25/4)
 Thoát vị rốn ở bé sơ sinh (23/4)
 Trị mụn trứng cá cho bé mới sinh (23/4)
 Ứng phó với cơn sốt đầu tiên của bé (23/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i