Trước khi bạn muốn mua một món đồ chơi cho con, nên tự kiểm tra với 10 câu hỏi dưới đây.
1. Đồ chơi dạy được gì cho bé?
2. Đồ chơi có khiến bé quan tâm không?
3. Có an toàn không?
4. Có gây khó nhìn hoặc chói tai khi nghe không?
5. Đồ chơi có kích thích sáng tạo hay tương tác xã hội?
6. Đồ chơi không mang tính bạo lực?
7. Liệu nó có thúc đẩy phối hợp tay mắt và kỹ năng giải quyết vấn đề cho bé?
8. Đồ chơi có hợp với cả bé trai lẫn bé gái?
9. Đồ chơi có kích thích nhiều giác quan?
10. Liệu bé có mau chán món đồ chơi này?
Trả lời được những câu hỏi trên là mẹo giúp bạn lựa chọn đồ chơi an toàn và phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của bé. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới độ tuổi của bé có phù hợp với đồ chơi định mua hay không. Liệu các bé khác trong nhà có cùng chơi được món đồ đó hay không.
Tầm quan trọng của đồ chơi hợp tuổi
Thông thường trên bao bì đồ chơi, nhà sản xuất sẽ công bố độ tuổi phù hợp và cảnh báo các mối nguy thiếu an toàn. Chẳng hạn bé 2 tuổi thì không nên chơi với những mảnh ghép Lego của cậu anh trai lên 9 vì không an toàn. Những bé còn nhỏ có thể cho bất kỳ thứ gì vào miệng. Bởi thế, một đồ chơi với những miếng nhỏ hoặc đồ chơi dành cho bé tuổi lớn hơn ngay lập tức có thể là mối nguy ngạt thở với bé.
Học thông qua chơi
Các món đồ chơi không đơn thuần là để giải trí mà còn giúp bé khám phá, hoàn thiện kỹ năng vận động, kỹ năng xã hội và tình cảm. Đồ chơi tốt nhất phải giúp kích thích các giác quan và dạy bé xử lý các tình huống, ví dụ rung thì đồ chơi phát âm thanh.
Theo Mevabe