Tâm lý
   Muốn chơi với con, cha mẹ cũng phải học
 

Nhiều bậc cha mẹ than phiền rằng: Chơi với con sao khó thế? Quả thực, chơi với con là một điều không đơn giản. Nó giống như một trò giải trí thông thường, nhưng cũng là một công việc bắt buộc phải hoàn thành. Để chơi với trẻ, ngoài tình yêu thương, cha mẹ còn cần phải có kỹ năng.


Hãy tưởng tượng, cậu quý tử nhà bạn rất thích ghép tranh nhưng cậu bé ghép không đúng, các miếng ghép rơi vãi linh tinh và nằm không đúng chỗ. Bạn muốn tham gia vào trò chơi bằng cách ngăn cậu bé lại để chỉ cho con cách xếp. Thế nhưng, con nhất định không nghe, còn bạn cũng không thể kiềm chế được và nói với con: "Từ từ đã, không phải thế, con phải làm thế này mới đúng". Nhưng đứa trẻ tỏ vẻ không thích: "Không, không đâu, con thích thế này cơ!". Và tất yếu, mẹ con bạn đã xảy ra xung đột.


Một ví dụ khác: Vào ngày sinh nhật của Bin, mẹ bày trò nhảy ngựa cho Bin và các bạn cùng chơi. Đến lượt Bin nhảy, mẹ bỗng quát lên: "Ôi, tại sao con lại nhảy như thế, con nhảy lại đi!". Cậu bé đang rất phấn chấn và vui vẻ nhảy múa với bạn bè theo cách của mình, khi nghe mẹ nói vậy, cậu ỉu xìu ngồi sụp xuống bàn đến hết buổi tiệc. Bà mẹ không những không thấy có lỗi mà còn rất bực mình vì thái độ của con và buổi sinh nhật trở nên buồn tẻ.


Chắc hẳn, bạn sẽ thắc mắc: Tôi đã rất cố gắng bỏ hết mọi việc để chơi với con rồi, tại sao con lại không thể đón nhận tôi? Tôi chắc rằng, khi nghĩ như vậy, bạn chưa nghĩ tới chuyện phải chơi với con thế nào? Đón nhận tư duy và cách làm của con ra sao? Ngay cả cách phê bình, góp ý với con cũng phải có nghệ thuật. Bạn không thể đánh đồng tư duy của mình vào tư duy của trẻ, điều đó là vô lý.


Một số gợi ý giúp cha mẹ chơi với con như những người bạn:


Chơi với con bằng cả tấm lòng
Hãy chơi cùng con với sự vui thích. Khi một đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ chơi với nó một cách miễn cưỡng, nó sẽ nghĩ rằng "Điều này chẳng có gì là thú vị, vì mẹ (cha) không thích chơi", hoặc thậm chí tệ hơn:"Có lẽ họ không thích chơi với tôi ". Tất nhiên là bạn không muốn con nghĩ như thế!


Để trẻ tự khám phá
Nếu bạn mua một món đồ chơi mới, bạn nên để bé tự khám phá thay vì bạn khám phá và chỉ cho con cách chơi. Khả năng tự khám phá những điều mới mẻ sẽ kích thích bé ham hiểu biết, tìm tòi.


Không nên nhường nhịn trẻ quá đáng

Bạn cũng không nên nhường nhịn bé mỗi khi bé muốn chơi món đồ chơi mà bạn đang cầm. Bé cũng cần phải hiểu quy luật chờ tới lượt ngay cả khi chơi với cha mẹ. Nếu trò chơi có kẻ thắng - người thua, bạn thỉnh thoảng giả vờ thua đôi lần để kích thích bé, nhưng không nên nhường bé thắng mọi lúc.


Hãy để bé tận hưởng cảm giác thất bại với mỗi thử thách mới. Nếu trẻ không biết thất bại từ những trò chơi nho nhỏ, trẻ sẽ càng ngày càng khó chấp nhận thất bại. Bạn chỉ nên hỗ trợ một phần nhỏ và để bé hưởng niềm vui vì làm được việc thay vì bạn giải quyết thất bại hoàn toàn cho bé.


Nguồn: Diễn đàn LÀM CHA MẸ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 3 điều bạn không nên làm hộ con (21/3)
 8 gợi ý chấm dứt nói bậy ở bé (21/3)
 Chọn trường tiểu học cho con (21/3)
 8 câu nói làm con 'đau' (20/3)
 Cách cực hay dạy con biết chữ từ khi 1 – 2 tuổi (20/3)
 Bí quyết dạy trẻ ưa vận động (20/3)
 Hướng nghiệp bắt đầu từ… mẫu giáo (19/3)
 7 nhầm lẫn tốt đẹp khiến phụ huynh làm hỏng con (19/3)
 Có đáng lo khi tính con hướng nội? (19/3)
 Nghe và nói với trẻ (16/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i