Chăm sóc trẻ
   Dấu hiệu con bạn bị rối loạn phát triển
 

Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thưởng thì trẻ mắc hội chứng Asperger - rối loạn phát triển - ở giữa. Bệnh mới được biết đến từ chục năm nay. Nhóm trẻ này sẽ gặp bất lợi cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng. Dưới đây là các dấu hiệu trẻ mắc bệnh mà cha mẹ cần lưu ý:


Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển, được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ. Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần.

Nếu trẻ có các hành vi dưới đây, cha mẹ cần nghĩ đến chuyện trẻ mắc hội chứng Asperger:

1. Để ý nếu con bạn có dấu hiệu thiếu kỹ năng xã hội trầm trọng. Đây là một trong những biểu hiện chính của các bệnh nhân mắc hội chứng Asperger. Trẻ mắc bệnh này khó duy trì tình bạn, khó chơi với trẻ cùng tuổi mình và thậm chí là duy trì được một cuộc trò chuyện.
2. Để ý kỹ năng vận động tinh tế của trẻ. Một trẻ Asperger có xu hướng kém cỏi trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, chúng khó khăn trong việc phối hợp nên không thể thả được một khối vuông vào trong một ô vuông.

3. Lưu ý nếu con bạn có bất cứ trục trặc nào về giác quan. Chẳng hạn, con bạn sẽ không ăn sữa chua vì bé không thích cảm giác của nó ở trong miệng.

4. Kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bé. Trẻ Asperger thường thể hiện trí thông minh bằng hoặc trên trung bình, và có thể nhận diện các từ vựng vượt quá trình độ của mình. Tuy nhiên, cùng lúc, chúng lại khó khăn trong việc sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ. Chúng có thể biết nghĩa của một từ, nhưng không thể luận ra xem cách sử dụng nó trong một câu.

5. Chú ý đến tinh thần của trẻ cũng như các biểu hiện thể chất. Thường thì trẻ Asperger cảm thấy lo lắng, trầm cảm, rối loạn phản kháng.

6. Để ý nếu con bạn có những sở thích đặc biệt. Trẻ Asperger thường có một mối quan tâm đặc biệt nào đó và quá bị ám ảnh với nó. Đó có thể là việc yêu thích các con tàu, khủng long hoặc thậm chí các trường đoạn phim. Chúng học hỏi rất nhiều về các sở thích đặc biệt này và thường trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy.

7. Ghi lại tất cả các hành vi khác thường của trẻ, và đưa trẻ đến gặp chuyên gia thần kinh, đã từng tiếp xúc với nhiều trẻ mắc các rối loạn trong phổ tự kỷ.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tẩm bổ cho con: Còi con, béo mẹ (21/2)
 Lượng thức ăn dặm 10-12 tháng (20/2)
 Phòng tránh vi trùng gây bệnh (20/2)
 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 46 tháng tuổi (20/2)
 Lượng thức ăn dặm 8-10 tháng (17/2)
 Những người không nên hôn trẻ (17/2)
 Bé 20 tháng tuổi cần bao nhiêu sữa mỗi ngày? (17/2)
 Không nên cho bé vừa ngủ vừa bú (16/2)
 Tránh đau lưng khi nuôi con mọn (14/2)
 Trẻ nạp quá nhiều DHA cũng có hại (14/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i