Giáo dục mầm non
   Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi: Quận hoàn thành đầu tiên
 

Ngày 9-2-2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Theo đó, đến năm 2015 cả nước phải hoàn thành phổ cập. Riêng TP.HCM, ngành giáo dục đã có chủ trương hoàn thành chương trình này vào năm 2012...



Một giờ hoạt động của trẻ 5 tuổi tại Trường MN Măng Non I, Q.10
Phổ cập không chỉ là việc của ngành GD
Theo bà Nguyễn Thị Diệu Anh, Phó chủ tịch UBND Q.10 thì: "Để hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào cuối năm 2011, toàn quận đã tập trung "cao điểm" từ năm 2010. Kế hoạch được triển khai đồng bộ ở 15/15 phường với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương từ cấp quận xuống phường và các cơ sở GDMN".


Bà Diệu Anh cũng cho biết thêm là trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn. Đặc biệt là về cơ sở vật chất. Hầu hết trường MN ở Q.10 được tiếp quản từ chế độ cũ hoặc công lập hóa từ các cơ sở tư nhân, tổ chức tôn giáo. Do đó, không ít trường có nhiều điểm lẻ, phòng học chật hẹp chưa đáp ứng được việc thực hiện chương trình GDMN mới. Nhằm tạo điều kiện cho ngành GD-ĐT ngày một phát triển, có đủ trường lớp phục vụ cho việc chăm sóc, GD và học tập của con em nhân dân trên địa bàn, Q.10 đã có giải pháp hoán đổi đất, thanh lý điểm nhỏ lẻ để nâng cấp mở rộng điểm chính...


Theo đó, từ năm 2010 đến nay, 2 điểm Trường MN P.14 đã được sửa chữa nâng cấp để vận động trẻ ra lớp. Trước đây, 2 điểm này xuống cấp nên không có trẻ học. Tách Trường MN P.15 thành 2 Trường MN P.15A và MN P.15B. Trong đó Trường MN P.15A được xây dựng mới thành trường đạt chuẩn quốc gia, còn Trường MN P.15B được sửa chữa với tổng kinh phí 2,8 tỷ đồng. Ngoài ra còn có các trường Măng Non 3, MN P.9, MN P.11, MN P.6, MN P.8 được sửa chữa, nâng cấp...

 

Bên cạnh đó, Q.10 cũng xác định: "Điều tra, tuyên truyền và huy động trẻ đến trường là điều kiện tiên quyết trong lộ trình thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi", bà Diệu Anh nhấn mạnh. Theo đó, vào tháng 8 hàng năm, đội ngũ giáo viên chuyên trách PC, cán bộ GD phường đã tiến hành điều tra trẻ từ 0-5 tuổi trên địa bàn và kết hợp vận động trẻ đến trường, ưu tiên trẻ 5 tuổi. Những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đều được giúp đỡ kịp thời, trẻ khuyết tật được giới thiệu loại hình chăm sóc GD phù hợp...


Các bé Trường MN Măng Non I, Q.10 trong giờ học.
Thực hiện tốt 5/5 tiêu chuẩn PC
Đó là kết luận của Sở GD-ĐT TP.HCM tại buổi kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Q.10 vào ngày 21-12-2011.


Bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: "Kiểm tra các tiêu chuẩn về công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi cho thấy: Tiêu chuẩn 1 - Bảo đảm các điều kiện về giáo viên (GV), cơ sở vật chất (CSVC), tài liệu, thiết bị, đồ chơi trong các trường lớp MN 5 tuổi. Trong đó, GV - 100% đạt chuẩn, trên chuẩn là 83,83%, 98,14% đạt chuẩn từ khá trở lên, CSVC: 100% trường học có phòng GD nghệ thuật, đầy đủ phòng học, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân vườn, bàn ghế đúng quy cách phục vụ tốt việc chăm sóc GD trẻ; Tiêu chuẩn 2 - Huy động 98% trở lên số trẻ 5 tuổi đến trường. Q.10 có 2.091 trẻ 5 tuổi, trong đó số trẻ phải huy động là 2.088 trẻ, số trẻ đến trường 2.086, đạt tỷ lệ 99,9%, số trẻ học 2 buổi đạt 99,86%. Tiêu chuẩn 3 - Bảo đảm 90% số trẻ 5 tuổi đến trường hoàn thành chương trình GDMN, 2.055/2.088 trẻ hoàn thành, đạt 98,42%. Tiêu chuẩn 4 - Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt từ 95% trở lên, 2.041/ 2.088 trẻ đi học chuyên cần, đạt 97,75%; Tiêu chuẩn 5 - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân và thấp còi dưới 10%. Có 6/2.088 trẻ SDD thể nhẹ cân, tỷ lệ 0,29%, 8/2.088 trẻ SDD thể thấp còi, tỷ lệ 0,38%. Như vậy là Q.10 thực hiện tốt 5 tiêu chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi".

 

"Cũng như năm 2003, Q.10 là đơn vị đầu tiên trong TP hoàn thành PCGD trung học. Nay Q.10 tiếp tục dẫn đầu về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Đây là một sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị Q.10", Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn nhận xét.


Và cũng theo ông Sơn thì với sự hoàn thành PCGDMN 5 tuổi của Q.10, TP.HCM sẽ còn 23 quận, huyện nữa phải hoàn thành PC từ nay đến cuối năm 2012. "Chặng đường này tuy có khó khăn nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm của các quận, huyện cũng như các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành GD-ĐT thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua. Việc hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2012 sẽ là một thắng lợi to lớn không chỉ của riêng ngành GD-ĐT mà là của toàn TP", ông Sơn nhấn mạnh.


Sau Q.10, Sở GD-ĐT TP cũng đã chọn các quận là Q.1, 4, 5, 6, Phú Nhuận để đi kiểm tra và công nhận đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi vào năm 2011.


Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Hoài Chương cho biết: "Độ tuổi kiểm tra công nhận hoàn thành PCGDMN 5 tuổi ở Q.10 là những trẻ sinh năm 2005. Nghĩa là những trẻ này hiện đang học lớp 1 chứ không phải lớp lá (lớp 5 tuổi ở trường MN - PV). Do vậy, các quận, huyện sẽ được kiểm tra công nhận trong thời gian từ nay đến tháng 5-2012 sẽ lấy số liệu của trẻ sinh năm 2005. Các quận, huyện còn lại được kiểm tra công nhận trong khoảng thời gian từ tháng 6-2012 lấy số liệu của trẻ sinh năm 2006 (hiện đang học lớp lá tại trường MN)"...

Theo Báo Giáo Dục

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Về vấn đề giáo dục của các cô giáo mầm non hiện nay
Ngày gửi: 12/23/2011 11:42:11 PM

Về vấn đề giáo dục của các cô giáo mầm non hiện nay
Thời gian gần đây, tôi rảnh rỗi công tác mới có dịp xem lại chương trình học ở trường mầm non của con mình, tôi nhận thấy các cô giáo mầm non dạy con chúng tôi rất nhiều điều, đúng, nhưng có những điều vượt quá tầm của trẻ mầm non , và tôi công nhận tuổi thơ của con mình nói riêng và con của các bậc PH khác nói chung đang bị các cô giáo tước đoạt .
Vì sao tôi lại nói như vậy? Chắc các anh chị lấy làm ngạc nhiên , nhưng tôi sẽ trình bày ngay đây:
Bảng kế hoạch giảng dạy của các cô rất chằng chịt và nhiều nội dung đến mức tôi cảm thấy con tôi chẳng có lấy 1 phút tự do chơi đùa cùng các bạn, vì kế hoạch tuần nào cũng học là học, ngay cả giờ đón, trả trẻ, giờ sinh hoạt chiều, giờ ăn ngủ, các cô cũng lồng ghép và ra rả những bài ca dạy dỗ nề nếp, khi thì ăn uống thực phẩm, khi thì an toàn , khi thì đi vệ sinh…..nhắc đến dạy dỗ an toàn tôi mới nói: đến lúc thay quần áo cũng phải ngăn màn, làm vách, vì các cô có ghi : giáo dục trẻ không thay quần áo trước mặt người khác giới” tôi nhận thấy các cô hơi quá đáng, vì trẻ mầm non ngây thơ, hồn nhiên, nhiều khi trẻ cũng cần được biết về giới tính của bạn mình, trẻ chỉ nhìn để nhận định, sự khác biệt , chứ trẻ có biết gì những đen tối mà các cô tụt hậu che chắn không cho trẻ biết giới tính để làm gì, đến 1 lúc nào đó , trẻ tự hiểu và tự động có hành vi ngượng ngùng, khg thay quần áo trước mặt bạn mình,
Có lẽ các cô không thức thời để nhận định được việc dạy những nội dung quá sớm trước lứa tuổi là không nên, trẻ con cần nhất là được tự do tung tăng , hồn nhiên nói chuyện, kể chuyện về mình, về gia đình, về những gì bí mật của riêng trẻ, ấy vậy mà khi con tôi nói: con mới kể cho bạn nghe rằng mẹ vừa mua cho con con thỏ xinh lắm, con cho nó ăn cỏ,ăn cơm, vậy mà cô giáo la con: im đi , nói chuyện hoài , ăn cơm thì ăn đi, hay ngủ thì ngủ đi, con nít nhiều chuyện” trẻ con cũng cần có giờ được nói chuyện, nhưng giờ nào cũng kín mít lịch dạy của các cô rồi, trẻ cũng cần có những giây phút riêng tư, trao đổi kinh nghiệm với bạn, và lớn lên từ những kinh nghiệm này, cũng như các anh chị , có nói chuyện với bạn bè thì mới có kinh nghiệm này, kinh nghiệm kia, những kinh nghiệm hiểu biết theo cách của trẻ con, chứ không phải những bài giảng dạy quá thừa của các cô giáo hiện nay, nào là yêu những người xung quanh……..xin lổi , con mình chỉ biết yêu cha , yêu mẹ , yêu gia đình , giáo dục yêu bạn bè , cho bạn bánh kẹo, nhường đồ chơi với bạn là đủ rồi, không phải xếp ghế trực nhật cho bạn, phải xếp muỗng, chén ,tô là không được, cô giáo làm gì, bảo mẩu làm gì, trẻ con biết gì trực nhật, bưng ghế, bưng bàn, hành xác trẻ, vi phạm quyền tự do cá nhân trẻ, học những kỷ năng như vậy để làm gì, ai nghĩ ra mấy chục kỷ năng để mà nhồi vào đầu trẻ con những hành vi văn minh, biết giúp đở người khác, có ai bệnh , tật gì mà trẻ phải thao tác những kỷ năng ngoài luồng đó, để sẳn sàng giúp người khác. Rồi còn dạy kỷ năng buộc dây giày, giày dép đi dưới đất bẩn vậy, mà cho cháu lôi ra : nào buộc dây giày của mình đi “ tất cả những lồng bao gối, cài dây kéo, buộc dây giày, buồn cười thật, tự động cháu cũng làm được, không cần phải lên tiết dạy , chẳng qua các cô muốn trẻ làm thay tất cả nên mới đưa vào giáo dục
Các cô mẫu giáo nhiệm vụ là gì? Là dạy trẻ vừa phải, chủ yếu giữ trẻ , chăm sóc trẻ ăn uống, vì chức năng của các cô là thay thế mẹ chăm sóc,
Chỉ cần mỗi ngày các cháu học 1 tiết là đủ rồi, ngoài ra là hoạt động chơi tự do, để cháu thả sức nói chuyện vui đùa cùng bạn, chứ như con tôi, vẽ đẹp nên đến giờ chơi là vào góc vẽ đi con, các bạn khác cũng vậy, ai góc nào ở yên góc đó , đi lôn xộn là không được, chơi mà dưới sự áp đặt vậy chơi làm gì? Nhiều khi cháu không muốn chơi những thứ đồ chơi của cô , trẻ chỉ thích đu quay, cầu tuột.., nhưng cô không cho, bắt chơi những món đồ chơi mà theo trẻ ở nhà mẹ cũng có mua, chỉ có đu quay, cầu tuột, xích đu ở nhà không có mới gây hứng thú cho trẻ, vậy mà cô mẫu giáo chẳng hiểu tí gì về tâm lý này, áp đặt trẻ làm theo ý mình, bày ra những trò chơi mà trẻ khg thích thú, bởi vậy lần nào đón con, cháu đều xin : mẹ cho con chơi đu quay, ở trường ít được chơi.
Chưa kể hiện nay có nhiều cô giáo cứ mỗi lần thay đổi đề tài theo mùa, theo tháng gì đó, cứ xin xỏ phụ huynh mua giúp thứ này, thứ kia, dù không đáng nhưng vẫn mất đi tính tôn sư trọng đạo trong mắt phụ huynh, làm cho hình ảnh cô giáo mất dần sự thanh cao, đẹp đẽ, thay vào đó là sự lạm dụng, sự coi thường, dù không nói ra, nhưng ai ai cũng sẽ không ít thì nhiều bực mình, và khi than phiền với những phụ huynh khác, chúng tôi cũng được biết họ cũng bị nhờ mua thứ này, thứ kia. Chả lẽ trường nghèo nàn đến mức để các cô phải đi quyên góp phụ huynh vật này, thứ kia.
Đó là tất cả những điều tôi mong muốn cơ quan lãnh đạo xem lại cách làm việc vô bổ của các cô mầm non, không nên để các cô dạy những điều không cần thiết và chằng chịt nội dung thiếu tính hiện thực và tụt hậu như hiện nay , cũng như cách giao tiếp nhờ vả vô tội vạ, trả lại sự trong sáng, tuổi thơ cho trẻ mầm non .
Xin cám ơn.















guest
Chương trình giáo dục trẻ mầm non hiện nay?
Ngày gửi: 12/26/2011 10:42:10 PM


Tôi cũng là phụ huynh của 1 bé 5 tuổi đang hoc lớp Lá ở Quận 1. Mỗi ngày đưa con đến trường là tôi thấy cô giáo tất bật hết việc này đến việc nọ. Cứ treo rồi lại dán hình này nọ ở các góc chơi rồi lại đến lau lau, chùi cái này cái nọ. Còn trẻ thì phụ giúp cô việc này việc kia, tôi có hỏi con tôi ở lớp cô dạy con những gì và cô hay làm gì? Con có thích đi học không? Con tôi bảo là thích đi họ vì có rất nhiều bạn để chơi, nhưng cô không cho con chơi những gì con thích mà cứ bắt con viết , lại vẽ và tô màu hoài con chán lắm, cái nào cô cũng nói làm như vậy chưa đúng phải làm giống như cô. ...
Theo tôi biết là trẻ mầm non là tuổi "Học mà chơi, chơi mà học" nhưng học chơi của trẻ đã bị quá ép vào khôn khổ của chương trình giáo dục mới , chương trình giảng dạy của giáo viên được dán trên cửa lớp tôi đọc thấy sao mà quá cao siêu hơn cấp tiểu học và trẻ đã bị cá thể hóa thành nhà khoa học, bác sĩ... giống như thật mà mất đi tính chơi theo kiểu trẻ thơ giả bộ dân gian của trước đây.
Thật vậy, giờ đây trẻ mầm non hầu như đã già đi trước tuổi rất nhiều, tôi đã dự được 1 tiết dạy tốt của giáo viên mầm non trong đớt thi đua dạy tốt 20/11 vừa qua, phải nói là 1 tiết dạy quá nhiều điều bất ngờ đến với phụ huynh của chúng tôi, những câu hỏi những việc cô yêu cầu đòi hỏi quá cao so với lứa tuổi, kỹ năng cắt dán phải thành thạo, những lời phát biểu quá chỉnh chu và cao siêu mà tôi không ngờ được, còn những cái cần dạy trẻ các cái cơ bản thì không thấy cô dạy đến ( như trẻ chưa được cô cho tập viết tập tô các chữ cái màlại sao chép được cá chữ, các từ của cô ở trên bảng, biết viết tên mình, phải tô màu cho thật đều thật khéo mà khộng bị lem ra ngoài, vẽ phải có sự cân đối bố cục xa gần.....) tôi thấy trẻ học như thế không phải là chơi và vẽ theo ý tưởng ngộ nghĩnh của trẻ nữa mà phải hoàn hảo theo chương trình mà cô giáo đã lên kế hoạch.
Tôi không biết chương trình mới ày có quá coa siêu quá đối với trẻ và cô giáo lại phải quá vất và rèn trẻ cứng ngắc đúng theo chương trình , phải thật hoàn thiện theo đúng chuẩn mực mà Bộ đã ra. Tôi thiết nghĩ cần phải xem lại chương trình giáo dục cho trẻ mầm non là phải nhẹ nhàng để tuổi thơ không phải mất đi sự hồn nhiên mà bị ép non trong một chương trình gọi là đỏi mới nhưng quá cao siêu và cũng là để giảm tải áp lực cho giáo viên mầm non trong giảng dạy.



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thay đổi giờ, giáo viên sẽ phải làm việc 9 tiếng/ngày (22/12)
 Trường mầm non chất lượng cao: Chưa thể nhân rộng (21/12)
 Thiếu đồ chơi cho trẻ (20/12)
 Giảm giờ làm bậc mầm non: Quy định cho vui! (19/12)
 Giáo viên mầm non dạy 4-6 giờ/ngày: Khó thực hiện (16/12)
 Giáo viên mầm non hiếm mà không quý (15/12)
 Chưa có “thước đo” chuẩn cho trường chất lượng cao (14/12)
 Hơn 18.000 biên chế cho giáo dục mầm non (13/12)
 Chính sách mới phát triển giáo dục mầm non (12/12)
 TPHCM: Phổ cập mầm non 5 tuổi vẫn “rối” (9/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i