Tâm lý
   Cùng trẻ nấu ăn
 

Nấu ăn có thể giúp trẻ nhỏ học hỏi dần một số các khái niệm toán học cũng như xây dựng khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Và việc cùng ba mẹ nấu ăn còn giúp trẻ tự tin hơn, đồng thời tạo nền tảng cho những thói quen ăn uống khoa học sau này. Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ đã có thể cùng bạn vào bếp.


Nấu ăn giúp gì cho trẻ mẫu giáo?
Việc cho trẻ cùng nấu ăn có thể có tác dụng tốt ở nhiều mặt khác nhau. Điển hình như:


Xây dựng các kỹ năng cơ bản: Chỉ bằng những việc đơn giản như đếm số trứng cần dùng hay đong nước theo đúng dung tích đã cho cũng giúp trẻ rèn luyện khả năng tính toán. Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ đưa cho bạn các nguyên liệu theo đúng trình tự khi bạn nấu ăn, hoặc cùng trẻ đếm số muỗng bột làm bánh bạn đang dùng. Và trong lúc chuẩn bị nguyên liệu, bạn có thể giúp trẻ học được thêm vài từ mới hay tập đọc cho trẻ khi cả hai cùng xem một công thức nấu ăn chẳng hạn. Ngay cả việc nấu ăn theo đúng trình tự cũng có tác dụng phát triển khả năng lắng nghe của trẻ.


Khuyến khích trẻ thử các mùi vị mới: Trẻ ở tuổi mẫu giáo thường đặc biệt kén ăn, vì thế việc cho trẻ vào bếp nấu ăn cùng bạn có thể giúp trẻ dễ dãi hơn trong việc ăn uống, nhất là trong việc thử các món mới. Khi trẻ đóng vai người đầu bếp, trẻ sẽ phải nếm thử nhiều loại thức ăn khác nhau, trong đó có những loại mà lúc bình thường bạn có đưa đến tận miệng thì trẻ cũng sẽ dẩy ra không chịu thử. Hãy cổ vũ trẻ thử các loại nguyên liệu và thức ăn khác nhau khi nấu ăn cùng trẻ, hỏi xem trẻ thích và không thích những loại thức ăn nào, và nói để trẻ hiểu được tầm quan trọng của thức ăn đối với sự phát triển của cơ thể.


Phát triển các giác quan: Trẻ nhỏ học hỏi về mọi thứ xung quanh thông qua các giác quan, và nhà bếp thực sự là nơi lý tưởng cho việc kích thích các gian quan của trẻ. Nếu bạn cùng trẻ làm bánh mì thì như thế nào nhỉ? Hãy để trẻ thử lắng nghe tiếng kêu vù vù của máy trộn, cho trẻ nhào bột và nhìn bột nở ra, sau đó là ngửi mùi bánh chín trong lò nướng, và cuối cùng là nếm thử mùi vị của bánh mì tươi mới ra lò. Với một mẻ bánh thơm lừng và trông thật bắt mắt, không lý gì trẻ lại từ chối nếm thử chúng cả!


Khiến trẻ tự tin hơn: Trẻ nhỏ rất thích thể hiện rằng chúng có thể làm được nhiều việc và nấu ăn là một cơ hội tốt trẻ để trẻ nhận được những lời khen ngợi. Dù cho trẻ chỉ làm những việc rất nhỏ thôi, cũng hãy cho trẻ biết rằng những gì trẻ đã làm đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc tạo nên bữa ăn gia đình. Bạn cũng có thể thêm tên trẻ vào với tên món ăn mà trẻ đã giúp bạn làm, ví dụ như ‘bánh ngọt của An' hay ‘rau trộn của Nguyên', chắc chắn bữa ăn gia đình bạn sẽ vui vẻ và thú vị hơn rất nhiều. Ngay cả khi các món ăn không được hoàn hảo như ý, bạn cũng cần đề cao những cố gắng của trẻ.


Những việc mà trẻ có thể giúp
Một số nhiệm vụ trong nhà bếp rất phù hợp cho những trẻ từ 3-5 tuổi. Tốt nhất là giao cho trẻ những việc phù hợp với khả năng của trẻ và những việc trẻ thích làm. Vì thế, nếu con bạn thích nhào bột, cứ đưa túi bột cho trẻ và để bé tha hồ nhào thế nào tùy thích.


Dưới đây là những việc mà trẻ có thể giúp bạn:
trộn bột vào nước
nêm gia vị
xếp bánh vào khay nướng
đọc công thức nấu ăn cho bạn
xé rau xà lách chuẩn bị cho món trộn


Tốt nhất là giao cho trẻ những việc phù hợp với khả năng của trẻ và những việc trẻ thích làm.


Học từ những khởi đầu

Từ việc tự mặc quần áo cho tới tập chạy xe đạp 3 bánh, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo có thể học được rất nhiều thứ bằng cách tự mình thử chúng.


Vì thế, hãy nghĩ xem trong nhà bếp của bạn có thể có việc gì cho trẻ và trẻ có thể tự mình hoàn thành hoặc cần rất ít sự giúp đỡ của người khác. Những việc như đổ nước vào tô, nhặt rau, gói hoành thánh,... là những nhiệm vụ đơn giản mà trẻ ở tuổi mẫu giáo có thể làm.


Đừng yêu cầu những điều quá khó khăn hay phức tạp cho trẻ, thường thì trẻ chỉ thích làm một việc trong 5 hay 10 phút. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ, và nhớ tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, hào hứng.


Khi trẻ lớn hơn, các kỹ năng cũng thành thạo hơn, khả năng tập trung cũng cao hơn, đó có thể là lúc trẻ muốn thử các nhiệm vụ khác khó hơn một chút, như là vắt chanh, định lượng các loại nguyên liệu bằng ly và muỗng, đập trứng hay là lột trứng,...


Điều cần lưu ý là trẻ sẽ muốn có bạn bên cạnh khi trẻ học hỏi từ những việc nho nhỏ trong nhà bếp. Vì thế bạn hãy luôn bên cạnh trẻ, hướng dẫn trẻ làm theo đúng quy trình, đồng thời giám sát trẻ để đảm bảo an toàn cho con bạn.


Bạn sẽ phải tỏ ra dễ dãi một chút và tốn thêm thời gian chuẩn bị, nhưng chỉ cần bạn đừng yêu cầu quá cao ở trẻ thì khoảng thời gian của bạn và trẻ trong căn bếp gia đình sẽ biến việc nấu nướng hàng ngày trở thành những trải nghiệm mới đầy thú vị.


Và cuối cùng, khoảng thời gian vui vẻ trong nhà bếp có thể nuôi dưỡng ở trẻ một niềm hứng thú tìm hiểu các món ăn và việc nấu nướng trong suốt những năm tháng về sau!


Theo Marry.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con cái muốn gì ở cha mẹ? (12/12)
 Giúp bé mẫu giáo chơi mà học (12/12)
 Khi trẻ 'nhiễm' ngôn ngữ 'teen' (12/12)
 Dạy bé biết việc nên và không nên (9/12)
 Không nên cười đùa khi bé yêu nói hỗn (9/12)
 Khi con là ‘đầu gấu xó nhà’ (9/12)
 Thông điệp gì sau ngọn roi từ bố mẹ? (8/12)
 Mối quan hệ gia đình hậu ly hôn (8/12)
 Tập cho con ngủ riêng: 'Dục tốc bất đạt' (8/12)
 Làm bạn với con: Giải 'mật' con trẻ (7/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i