Bé tuổi sơ sinh
   Một số tai nạn khi bú mẹ.
 

Xung quanh chuyện cho con bú cũng có khá nhiều vấn đề xảy ra với các bà mẹ. Nếu không được trang bị kiến thức tốt dễ dẫn đến xử lý sai lệch, ảnh hưởng đến quá trình nuôi trẻ.

Tắt tuyến sữa

Tắt tuyến sữa là hiện tượng sữa bị ứ lại trong tuyến vú do không được trẻ bú hết, gây nên cương tức, đau, vú mẹ lổn nhổn, không tròn đều sau mỗi cữ bú. Có thể khi cháu bú nhiễm trùng thì thường không sốt, nhưng cũng có khi sốt gọi là “sốt sữa” (milk fever). “Sốt sữa” chỉ kéo dài 24 giờ. Nếu trên 24 giờ thì xem chừng tuyến vú đã lại viêm nhiễm.

Nguyên nhân của tắt tuyến sữa chính là trẻ không mút hết sữa trong bầu vú qua mỗi cữ bú. Có thể do trẻ bú bình trước khi bú mẹ, hoặc mẹ cho trẻ bú theo giờ.

Khi tuyến vú căng tức làm cho trẻ khó ngậm bắt vú. Do núm vú quá căng, khó kéo ra khi trẻ bú, và do mẹ cảm thấy đau, ít cho con bú mẹ. Vì vậy, sữa càng bị ứ lại trong bầu vú, nếu có xước hay tổn thương ở niêm mạc sẽ làm cho tuyến sữa bị nhiễm trùng gây viêm tuyến vú hay ápxe vú. Hoặc sữa ứ đọng lâu ngày sẽ tạo phản xạ tiết ít sữa, làm mất dần sữa mẹ và thật sự trẻ sẽ lại thiếu sữa mẹ.

Đề phòng tắt tuyến sữa, các bà mẹ nên làm như sau:

  • Cho trẻ bú mẹ trong vòng 60 phút sau khi sanh.
  • Không cho trẻ bú bình hay uống bất kể loại nước gì trước cữ bú mẹ đầu tiên và kể cả các cữ bú sau này.
  • Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đòi bú, không cho trẻ bú theo giờ. Ít nhất là 8-10 lần/ngày.
  • Cho trẻ bú cả đêm. Tránh tâm lý là bú bình ban đêm để cho mẹ nghỉ và dành sữa cho ban ngày. Sữa mẹ có chất giống thuốc an thần nếu cho bú đúng thì cả mẹ và con đều ngủ ngon.
  • Đồng thời phản xạ tiết ra sữa (phản xạ prolactin) hoạt động mạnh hơn về ban đêm.
  • Bế trẻ đúng tư thế khi cho bú là mặt trẻ và bụng trẻ phải nằm trên một mặt phẳng, 2 tay mẹ đỡ cổ vai, lưng và mông trẻ, bụng trẻ áp sát bụng mẹ. Có vậy mới giúp trẻ ngậm bắt vú mẹ tốt và mút được nhiều sữa hơn.
  • Mỗi bữa bú phải cho trẻ bú hết một bên bầu sữa, sau đó mới bú bầu vú bên kia nếu trẻ còn đói. Không được bú 1 chút bên này, 1 chút bên kia làm cho lúc nào vú cũng bị dư sữa.
  • Không cho trẻ uống nước khi trẻ dưới 4 tháng.

Nếu đã bị tắt tuyến sữa thì các bà mẹ nên làm những bước như sau:

  • Đắp khăn tẩm nước ấm và massage vú nhẹ nhàng trước mỗi cữ bú.
  • Mẹ cởi trần, ngồi cúi xuống bàn, cho bầu vú thẳng xuống, đồng thời có người massage nhẹ nhàng hai bên cột sống người mẹ. Làm ngày 3 lần.
  • Trước khi cho trẻ bú, vắt bớt sữa cho quầng vú mềm và núm vú dễ đàn hồi cho trẻ dễ ngậm bắt vú.
  • Cho trẻ bú nhiều lần hơn và lâu hơn trước.
  • Có thể cho trẻ khác bú nếu con mình bú một lần không hết một bầu vú.
  • Mẹ cần nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. Không nên quá lo lắng, càng làm ức chế phản xạ tống sữa (phản xạ oxitoxin) làm tuyến sữa không co bóp để tống sữa ra ngoài.

Ápxe vú

Ápxe vú là tình trạng vú bị nhiễm trùng, tạo ổ mủ, gây sốt cao, vú đau, sưng và bùng nhùng khi có mủ. Nguyên nhân ápxe vú chính là do tắt tuyến sữa mà không được giải quyết ngay. Vì vậy, muốn đề phòng ápxe vú cần phải phòng tắt tuyến sữa và giải quyết sớm tắt tuyến sữa như đã nêu trên.

Khi vú đã bị ápxe, cần thiết phải làm những công việc sau để tránh mất sữa:

  • Tiếp tục cho trẻ bú, cả bên lành lẫn bên bệnh. Điều này làm cho các bà mẹ lo ngại sợ con bị nhiễm trùng từ vú của mình, nhưng thật ra có thể vi khuẩn từ vú mẹ lại chính là do con truyền qua mẹ khi bú. Do đó bú mẹ vẫn là an toàn với trẻ.
  • Nếu không cho trẻ bú thì mẹ cần phải vắt sữa bằng tay hay bằng bơm để không tắt các tuyến sữa còn lại và tránh vi khuẩn lây từ ổ ápxe sang tuyến vú còn lành và tránh sự giảm tiết sữa ở những tuyến lành do ứ sữa.
  • Đắp nước ấm và massage vú nhẹ nhàng.
  • Dùng kháng sinh thích hợp khi vú có triệu chứng đỏ đau.
  • Dùng thuốc aspirin giảm đau.
  • Rạch dẫn lưu mủ ở ổ áp xe.
  • Cho trẻ bú mẹ ngay sau 1-2 ngày rạch dẫn lưu mủ để tránh tắt tuyến sữa khác.
  • Mẹ phải nghỉ tại nhà để cho con bú nhiều hơn và khám bác sĩ để được hỗ trợ cách cho bú mẹ hiệu quả.
  • Mẹ có thể ăn hoặc uống những loại thực phẩm được tin tưởng là tiết nhiều sữa.
  • Cho trẻ bú nhiều lần: hơn 10 lần/ngày. Và bú lâu hơn bình thường: 20-30 phút/lần bú.

Núm vú bị đau, nứt

Đầu núm vú của mẹ bị đau, nứt là do khi bú trẻ không ngậm cả quầng vú mà chỉ ngậm núm vú. Vì vậy trẻ không nuốt được nhiều sữa, trẻ sẽ lại day day đầu vú làm mẹ bị đau và trầy xước, lâu ngày sẽ bị viêm nứt đầu vú.

Thông thường khi bị đau hay trầy xước, mẹ lại không dám ôm sát bé vào lòng, không dám cho bé ngậm thật sâu, càng làm bé chỉ ngậm được núm vú, bé lại càng day càng đau, và sữa mẹ lại căng tức,… vòng luẩn quẩn sẽ dẫn đến mẹ mất sữa không thể cải thiện.

Muốn phòng đau nứt đầu vú thì mẹ cần phải làm như sau:

  • Bế con đúng tư thế khi cho bú.
  • Không lau đầu vú bằng xà bông vì làm như vậy sẽ làm mất lớp nhờn ở quầng vú (do tuyến Montgomery ở quầng vú tiết ra để tránh trầy xước bầu vú).
  • Hãy để trẻ tự nhả vú ra khi trẻ no, không ngưng bữa bú vì 1 lý do nào đó (có khách hay việc đột xuất). Muốn ngưng bữa bú thì phải lấy tay ấn vào hàm dưới của trẻ cho trẻ há miệng ra rồi mới lấy ra một cách từ từ.

Khi vú mẹ đã bị đau và nứt, cần làm những bước sau:

  • Sửa lại tư thế bế trẻ và ngậm bắt vú của trẻ.
  • Tiếp tục cho bú mẹ không nên cho vú nghỉ.
  • Để cho núm vú được thoáng: để vú tiếp xúc với ánh nắng và gió, không bịt để bị nhiễm trùng, quần áo phải sạch sẽ.
  • Lấy hai giọt sữa cuối (sữa đục sau mỗi bữa bú) bôi lên bầu vú bị nứt.
  • Kiểm tra xem trẻ có bị nấm miệng không? Nếu có, điều trị cả mẹ và con (thoa thuốc cho con và đầu vú mẹ) bằng Nystatin hay tím Gentian.
  • Vắt sữa nếu không cho trẻ bú.
  • Hoặc cho trẻ bú qua 1 núm vú giả, nhưng thời gian không quá một tuần.

BS. Nguyễn Thị Hoa
BV. Nhi Đồng 1
Nutifood

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đoán bệnh qua da của trẻ mới sinh (12/4)
 Ngáy ở trẻ sơ sinh có hại cho phát triển trí tuệ (31/3)
 Tai biến sặc sữa ở trẻ sơ sinh (20/2)
 Đột tử sơ sinh do rối loạn gien? (20/2)
 Trẻ sinh non cũng lớn lên bình thường so với trẻ sinh đủ tháng (15/2)
 Đã có văcxin phòng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh (8/2)
 Nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh nằm chung với bố mẹ (6/2)
 5 bí mật của trẻ sơ sinh (16/1)
 Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (3/1)
 Mắt trẻ sơ sinh bị rỉ ghèn: Phải làm sao ? (27/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i