Nên chờ bé được 6 tháng mới tập cho bé ăn dặm. 6 tháng tuổi, trọng lượng của bé gấp đôi lúc sơ sinh. Bạn cũng sẽ nhận thấy bé trở nên năng động hơn nhiều. Từ bây giờ, sữa mẹ và sữa công thức không thể đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng mạnh của bé. Vì thế, bé cần nguồn thức ăn khác.
Chờ 6 tháng mới tập cho bé ăn dặm còn là để bảo vệ sức khỏe của bé. Nó giúp giảm nguy cơ dị ứng hoặc nhiễm khuẩn từ thức ăn, bởi vì 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch của bé đã hoàn toàn mạnh khỏe.
Nếu gia đình có tiền sử dị ứng hoặc mắc chứng bệnh coeliac (gây ra bởi gluten có trong thức ăn) thì không nên bắt đầu cho bé ăn dặm trước 6 tháng. Số bé mắc chứng bệnh coeliac giảm đi nếu cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6 thay vì tháng thứ 4.
Nếu bạn cảm thấy cần cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bé nhà bạn sinh non.
Trước khi thử cho bé ăn dặm, nên kiểm tra các dấu hiệu đã sẵn sàng ở bé: Bé vẫn đói sau mỗi cữ bú không, ngay cả khi bạn đã tăng cữ bú cho con? Bé đã ngồi được chưa? Bé đã thử với đồ ăn và đưa vào miệng không?
Các chuyên gia cho rằng, thời điểm sớm nhất để tập cho bé ăn dặm là cuối tháng thứ tư (tức là bé bước vào tuần tuổi thứ 17).
Ban đầu, bé có thể đẩy mọi đồ ăn trong miệng, gọi là phản xạ đẩy lưỡi. Phản xạ này sẽ mất dần ở tháng tuổi thứ 4 nhưng điều này chưa hẳn là bé đã ăn dặm tốt. Bé phải giữ được thức ăn trong miệng và biết cách nhai mới là lúc phù hợp cho ăn dặm. Thời điểm này rơi vào tháng thứ 6.
Nếu bạn quyết định cho bé ăn dặm trước 6 tháng, có một số đồ ăn không nên cho bé ăn, gồm: gluten (có trong một số loại ngũ cốc ăn dặm); các sản phẩm được làm từ sữa; cá và động vật vỏ sò; hoa quả họ cam quýt và trứng.
Theo mevabe