Đề tài: HỒN QUÊ
Lứa tuổi: 5_6 Tuổi (Lá)
Thời gian tiến hành: 25_30 phút
I. MỤC ĐÍCH _YÊU CẦU:
Trẻ gọi đúng tên, nêu được đăc điểm và cách chơi của một số nhạc cụ dân tộc:
Bộ đàn: Đàn tranh, Đàn Bầu.
Bộ hơi: Sáo trúc
Bộ trống: Trống cơm
Tập kĩ năng xỏ và cột dây mềm qua lỗ nhỏ trên vật.
Phát triển vận đông tinh của các ngón tay, sự khéo léo và khả năng tập trung chú ý
Phát triển kĩ năng tổng hợp và so sánh.
Giáo dục tình cảm yêu mến với âm nhạc dân tộc Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ
1) Kiến thức:
Trong giáo án các ngày trước cô và trẻ đã cùng tìm hiểu về các loại nhạc cụ này. Giáo án của hôm nay là giờ hoạt động củng cố và thể hiện.
2) Đồ dùng trực quan:
• Tranh ảnh,âm thanh, câu đố về các loại nhạc cụ.
• Đoạn phim về biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
• Nhạc " Trống Cơm".
• Phần mềm trò chơi KidSmart.
Có sự tham gia của nhân vật khách mời là nghệ sĩ chơi Trống cơm.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1) HOẠT ĐỘNG 1: Rung chuông vàng.
*. Dẫn dắt: Cùng nhau hát bài "Mời bạn" : " Nào anh em cùng ra đây, xem chúng em đua nhau chơi đàn. Tình tính tình, Tình tính tang....."
*. Thi " Rung chuông vàng":
Tạo không khí lớp sinh động như một Gameshow thực sự trên truyền hình. ( Nếu có Camera cô đặt máy ghi hình, trong những giờ hoạt động chiều có thể mở cho trẻ xem lại.) :
_ Cô đóng vai MC, dẫn dắt chương trình.
_ Trẻ chia thành hai đội, mỗi đội cử một bạn làm đội trưởng giữ nhiệm vụ rung chuông.
_ Luật thi: Sau mỗi câu hỏi, cô hô tín hiệu HẾT, hai đội phải nhanh tay rung chuông để giành quyền trả lời. Đội nào rung trước sẽ phạm qui.
_ Cuộc thi bắt đầu:
+ Câu 1: Lắng nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ. (Đàn tranh)
+ Câu 2: Giải câu đố tìm tên nhạc cụ. (Đàn bầu)
+ Câu 3: So sánh Đàn tranh và Đàn bầu (đặc điểm, cách chơi) có gì giống nhau?
+ Câu 4: Lắng nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ.( Sáo trúc)
+ Câu 5: Nghe bài hát, tìm tên nhạc cụ có trong bài hát đó. ( Trống cơm)
Ghi chú: Mỗi câu hỏi đều có kèm câu hỏi phụ về cách chơi của loại nhạc cụ đó, trả lời đúng câu hỏi phụ sẽ được thêm một điểm. Riêng câu 3 là một câu hỏi khó, cần dành cho trẻ thời gian suy nghĩ và thảo luận. (Sau mỗi câu hỏi đều có Hyperlink đến trang kết quả. Xem slide 11 và 12.)
Cuộc thi nhằm Rèn luyện trí nhớ, Phát triển kĩ năng tổng hợp và so sánh cho trẻ.
_ Xem phim trình diễn âm nhạc dân tộc: "Thăm Huế ngày xưa"_Vân Khánh.
Trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong từng âm thanh, giai điệu, hình thành tình cảm yêu mến với âm nhạc dân tộc.
2) HOẠT ĐỘNG 2: Nghệ sĩ Trống cơm.
_Tình huống: Có một vị khách bất ngờ ghé thăm lớp học: một nghệ sĩ chơi trống cơm.
Vị khách mang theo món quà đặc biệt là một chiếc trống cơm, giới thiệu và cho trẻ cùng sờ, vỗ, chơi với chiếc trống.
_Cô cho trẻ nhiều những chiếc trống cơm giấy khác_nhưng chưa có dây đeo.
Yêu cầu trẻ đục lỗ, xỏ và cột dây vào sao cho khi đeo trống cân bằng, không bị chéo.
Phát triển kĩ năng vận động tinh, sự tập trung và khéo léo ở trẻ.
3) HOẠT ĐỘNG 3: Tình bằng ...có cái Trống cơm
_Sau khi hoàn thành xong chiếc trống, cho trẻ cùng biểu diễn văn nghệ.
_Cô và khách mời làm đội trưởng, chia lớp thành 2 đội, đứng đối diện nhau , hướng dẫn trẻ các động tác cùng vận động theo nhạc bài " Trống Cơm".
Kết thúc hoạt động: Cảm ơn và chào tạm biệt vị khách đến thăm lớp học.
HOẠT ĐỘNG PHÒNG KIDSMART:
_Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi Âm nhạc với phần mềm Kidsmart:
Đây là trò chơi cảm âm , giúp trẻ nhận biết và phân biệt âm thanh của một số loại nhạc cụ_phù hợp với nội dung của giờ học, Đồng thời phù hợp để tập thói quen tập trung và kĩ năng phản ứng nhanh cho trẻ.
Nhấn vào đây để download file