Chăm sóc trẻ
   Lưu ý khi bế hoặc gối đầu cho con
 


Nhiều người mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc con nhỏ có thể làm bé đột tử nếu cho bé nằm gối quá mềm, nằm gập cổ hoặc bế gập.

Cổ gập dễ gây nghẹn thở

Theo BS. Lê Tố Như (Phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi T.Ư), tình trạng bé đột tử (hoặc cơ thể tím tái) do nằm (bế) không đúng cách không nhiều nhưng cũng không hiếm. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra do người mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc con. Ví dụ, mẹ dùng gối mềm (hoặc cho bé nằm gập cổ xuống quá mức) khiến đường thở bị ngắt. Lúc này, bé sẽ không thở được, dẫn đến tim ngừng đập và tử vong.

 

Ngoài ra, khi bế bé không thẳng cũng có thể diễn ra tình trạng tương tự. "Nhiều bà mẹ cho bé nằm gập cổ khiến bé không thở được, mặt mày tím tái. Khi bác sĩ phát hiện ra mới cấp cứu may mắn qua khỏi" - BS Tố Như cho hay.

ThS.BS. Trương Ngọc Dương (chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y) phân tích, cổ các bé chưa nhấc được (đồng nghĩa xương cổ, sụn còn mềm) nên khi gối đầu không hợp lý làm cổ bé bị gập lại. Tư thế nằm gấp như vậy gây chẹn vùng hầu họng, khiến bé dễ bị sặc.

Tư thế nằm gối an toàn

Nắp thanh môn có thể ví như một cái lẫy nhỏ trong cổ họng. Khi hít thở, nắp thanh môn sẽ mở ra cho không khí đi vào khí quản. Lúc này, nắp thanh môn sẽ đậy sang đường thực quản.

Ngược lại, khi ăn (nuốt thức ăn), nắp thanh môn lại mở ở thực quản và đậy sang khí quản để thức ăn không lọt vào đường thở. Nếu tư thế nằm của bé bị gập lại ở cổ, cản trở hoạt động của nắp thanh môn sẽ có nguy cơ dẫn đến việc bé bị sặc, thiếu oxy để thở.
ThS.BS. Trương Ngọc Dương nhấn mạnh các mẹ cần chú ý lựa chọn gối cho bé: Không nên quá cao, quá mềm đến mức khi đặt bé nằm lên, gối lún hẳn xuống.

Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai. Cách đặt gối như vậy sẽ cho bé tư thế nằm dễ chịu nhất, cổ hơi ưỡn (ngửa ra sau 10-15º). Tư thế này tương tự bế bé trên tay, vùng cổ, gáy của bé được nâng đỡ trên cánh tay (hoặc vùng lõm ở khuỷu tay) giúp bé thoải mái và an toàn nhất.

Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều chăn gối (hay các tấm chắn mềm) trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây khó thở.

"Có thể phát hiện bé khó thở bằng biểu hiện trên bề mặt như mặt bé tím tái, chân tay quờ quạng... Lúc này, cần cấp cứu bé bằng nhiều biện pháp như cho bé nằm thẳng, để đường thở thẳng hoặc hơi ngẩng lên. Búng vào gan bàn chân (hoặc xoa vào lưng) để bé dễ thở. Đồng thời, cần dùng dụng cụ bóng bóp để kích thích bé thở trở lại" - BS. Tố Như hướng dẫn.

Theo Khoa Học Đời Sống

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Biếng ăn ở trẻ: Triệu chứng và hậu quả lâu dài (12/9)
 Không dạy trẻ dùng lưỡi đẩy răng (12/9)
 Đồ ăn, thức uống cho bé tiêu chảy (12/9)
 Hỏi – đáp về mọc răng (12/9)
 Hỏi – đáp về bé bú bình (9/9)
 3 nhóm chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (9/9)
 Thiếu vi chất dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn (9/9)
 4 loại thực phẩm trẻ cần mỗi ngày (9/9)
 Giúp con thích mê món cháo (7/9)
 Khi nào nên ngừng cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ? (7/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i