Tâm lý
   Những điều giáo viên mong phụ huynh biết
 

Mối quan hệ giữ giáo viên và phụ huynh có tác động không nhỏ trong việc giáo dục con trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại chẳng mấy quan tâm.


Thấu hiểu những mong muốn của giáo viên trong việc 'chung tay' giáo dục trẻ, giúp mối quan hệ giữa thầy cô với phụ huynh thêm gắn kết và có lợi hơn trong việc dạy trẻ.


Tôn trọng giáo viên

1. Hãy nhớ rằng thầy cô chính là người bạn đồng hành với bạn
Nếu giáo viên của con nói với bạn về điều gì đó đang xảy ra ở trường, thì bạn nên hiểu rằng thầy cô đang cố gắng kết nối với bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất. Cha mẹ và giáo viên giống như 2 thủy thủ cùng trên 1 con thuyền trong việc hình thành và giáo dục nhân cách con trẻ. Do đó, luôn cần sự gắn kết.


Khi giáo viên phản ánh con ở trường rất hư, cha mẹ nên bình tĩnh lắng nghe. (Ảnh minh họa).


2. Tin vào sự phản hồi của giáo viên

Tuy ở nhà trẻ tỏ ra rất ngoan ngoãn và nghe lời, nhưng đến trường rất có thể chúng sẽ quậy phá và thường xuyên trêu chọc bạn bè. Vì vậy, nếu như giáo viên phản hồi về hành vi hư hỗn của con bạn ở trường, đừng vội vàng nói "Ôi, cháu ở nhà rất ngoan và tôi chưa bao giờ thấy cháu hành động như thế". Hãy lắng nghe những phản hồi của thầy cô, bình tĩnh tìm hiểu sự tình và tìm ra giải pháp cho vấn đề.


3. Lên lịch hẹn gặp trước

Nếu bạn muốn cùng giáo viên của con bàn thảo một vấn đề nào đó, tốt nhất, bạn nên gọi điện hẹn gặp trước. Việc này giúp thầy cô tránh lúng túng vì sự xuất hiện đột ngột của bạn, và cho thấy rằng bạn luôn tôn trọng giáo viên của con.


4. Không ‘vượt quyền' giáo viên

Khi bạn có khúc mắc gì, như: trang thiết bị trong lớp học hay chỗ ngồi của con... bạn có thể đề đạt thẳng thắn vấn đề với thầy cô thay vì phàn nàn với ban giám hiệu trường hoặc hiệu trưởng. 95% mâu thuẫn có thể được giải quyết giữa cha mẹ và thầy cô, chỉ với một cuộc gọi hẹn gặp rất đơn giản.


Cùng tham gia

1. Kiểm tra bài tập về nhà của con
Trò chuyện và kiểm tra bài tập về nhà của con giúp bạn nắm được những nội dung và theo sát chương trình học của con trên lớp. Nếu bạn phát hiện thấy lỗi sai trong bài tập của con, đừng nói với con đáp án đúng ngay mà hãy dành thời gian để trẻ suy nghĩ lại cách làm và tìm ra lời giải cho chính mình.


2. Xem xét thái độ của trẻ khi ở nhà

Khi trẻ kể với bạn về một chuyện nào đó ở trường hay chuyện thầy/cô quát nạt bạn nào đó ở lớp. Bạn cần bình tĩnh lắng nghe, tìm hiểu sự thật trước khi quy kết trách nhiệm. Nếu những lời nói của trẻ là thật, hãy kiểm soát và giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể.


Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ý nghĩa của việc cho trẻ mầm non học chữ (13/9)
 5 nguyên tắc để dạy trẻ biết lắng nghe (12/9)
 Học 'chiêu' của mẹ khéo dạy con mê vẽ (12/9)
 Bố mẹ li dị làm trẻ học kém (12/9)
 Dạy bé học toán mọi lúc, mọi nơi (9/9)
 Tại sao trẻ thường không nghe lời cha mẹ? (9/9)
 Trẻ đang bị "ngộ độc" siêu nhân? (9/9)
 Thêm cách trị con nói dối (8/9)
 Kỷ luật với bé lẫm chẫm biết đi (8/9)
 Có nên làm thay mọi thứ cho con? (8/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i