Ngày tết của bé
I. YÊU CẦU:
- Nhận biết ý nghĩa của Tết trung thu, ngày Tết của các em nhi đồng
- Phân biệt các điểm đặc trưng của Tết Trung thu: lồng đèn, các loại bánh, cách trang trí ...
- Hát thuộc bài hát "Rước đèn dưới trăng", nghe nhạc và hát theo nhạc.
- Phát triển trí nhớ, tư duy ngôn ngữ, tai nghe âm nhạc.
- Giáo dục trẻ về ý nghĩa của ngày tết của nhi đồng
II. CHUẨN BỊ:
- Máy hát, đĩa nhạc trung thu...
- Tranh ảnh về cảnh rước đèn trung thu ...
- Một số lồng đèn cho trẻ trang trí ...
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn nhìn thấy những hình ảnh gì trong tranh?
( gợi ý cho trẻ mô tả hình ảnh chủ đạo trong tranh ... )
+ Các bạn nhỏ đang làm gì ? ... Rước đèn đi đâu vậy ?
+ Rước đèn có thích không? ... Lúc nào thì các bạn được đi rước đèn?
- Cô giới thiệu bài hát "Rước đèn dưới trăng" của Nhạc sĩ Phạm Tuyên...
- Cô mở nhạc và hát cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ hát cùng với cô ( vài lần )
* Hoạt động 2:
- Cô trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn biết gì về Tết Trung thu? ( gợi ý khai thác kinh nghiệm của trẻ ... )
+ Vì sao gọi Tết Trung thu là ngày tết của nhi đồng?
+ Các bạn thích gì nhất trong ngày Tết Trung thu?
- Cô cho trẻ quan sát chiếc lồng đèn ngôi sao:
+ Chiếc lồng đèn này có hình dạng thế nào? ... Màu sắc ra sao?
+ Làm thế nào để lồng đèn sáng lên trong đêm?
- Cô hát cho trẻ bài "Chiếc đèn ông sao", nhạc và lời của Phạm Tuyên ...
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát : " Vào đêm rằm Trung thu, các bạn nhỏ từ Bắc tới Nam
cùng nhau vui rước đèn ông sao, hát vang bài ca kết đồn ..."
- Khuyến khích trẻ cùng hát phụ họa với cô ...
* Hoạt động 3:
- Cô cho trẻ hoạt động theo nhóm: mỗi nhóm trang trí một chiếc lồng đèn ...
- Gợi ý trẻ dán những giấy thủ công ( những hình cắt sẵn ) vào chiếc lồng đèn của nhóm mình ...
- Khuyến khích trẻ sáng tạo: cắt dán những tua giấy xung quanh, xé dán thêm những hình thù ngộ nghĩnh cho dễ thương ...