BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010-2011 &
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2011-2012
Ngành Giáo dục Mầm non
----------------------------------------
PHẦN MỞ ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011; Quyết định số 2091/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2010 của Bộ Giáo dục&Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2010-2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 26/6/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2010-2011của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng kế hoạch, xác định các nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện Giáo dục Mầm non thành phố năm học 2010 - 2011;
Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học, Ngành giáo dục Mầm non thành phố đã bám sát kế hoạch, nỗ lực phấn đấu với nhiều sáng tạo cải tiến để hoàn thành nhiệm vụ với những kết quả cụ thể như sau:
Phần I. BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010-2011
1. Triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục mầm non.
- Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và kịp thời triển khai đến các phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày khai giảng năm học mới các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011.
- Tiếp tục thực hiện nội dung 3 công khai tại các cơ sở mầm non toàn thành phố.
- Báo cáo về tình hình thực hiện Quyết Định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non.
- Báo cáo tình hình của ngành học mầm non thành phố theo văn bản số 25/HĐND-VHXH về thực hiện chính sách pháp luật đối với nhiệm vụ giáo dục.
- Thực hiện các báo cáo về Vụ Giáo dục Mầm non đầy đủ theo yêu cầu.
- Sở Giáo dục đã ra Quyết định thành lập đoàn thẩm định trường đạt chuẩn quốc gia cấp thành phố; thành lập đoàn đi kiểm tra tình hình triển khai chương trình giáo dục mầm non mới tại 24/24 quận, huyện.
- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục Mầm non và lãnh Phòng Giáo dục và Đào tạo phụ trách mầm non, các đơn vị thuộc Sở đã dự họp giao ban định kỳ 3 lần (vào tháng 10/2010 và tháng 2/2011 và tháng 4/2011); tổ chức hội nghị sơ kết công tác triển khai nhiệm vụ học kỳ I và bàn biên pháp chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II.
2. Kết quả thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua:
Trong năm qua ngành mầm non đã triển khai xuống các trường các cuộc vận động của ngành và được đội ngũ tích cực hưởng ứng thực hiện tốt. Cụ thể:
- Tất cả quận, huyện đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên các ngành học tham gia học tập trong đợt sinh hoạt chính trị hè, có tổ chức thảo luận theo từng trường và viết thu hoạch cá nhân sau đợt học; Công đoàn và đoàn thanh niên các đơn vị đã phát động phong trào thi đua có sơ kết, tổng kết và khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu của từng giai đoạn.
- Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã được tuyên truyền sâu rộng và làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Các đơn vị và từng trường đã tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, không để xảy ra vi phạm về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Thực hiện tốt cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" nên đã tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành mầm non; có nhiều tấm gương thể hiện sự tận tụy với nghề; có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng tại đơn vị. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều thể hiện tốt tác phong, cử chỉ, lời nói đối với trẻ, đối với đồng nghiệp, luôn tạo được không khí và môi trường thân thiện trong nhà trường.
- Thực hiện tốt chủ đề "Sống có trách nhiệm" và chủ đề "Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Có nhiều biện pháp cải tiến công tác quản lý chỉ đạo đáp ứng chương trình Giáo dục mầm non mới. Đổi mới cách đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
- Phong trào "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" tiếp tục được các đơn vị hưởng ứng tích cực và thực hiện có hiệu quả.
3. Tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô mạng lưới, trường lớp mầm non; tăng tỷ lệ trẻ đi học nhà trẻ và mẫu giáo, đặc biệt đã có giải pháp tập trung để huy động trẻ 5 tuổi đến trường:
- Năm học 2010-2011, có 707 trường mầm non (tăng 25 trường). Trong đó có 406 trường công lập, chiếm tỷ lệ 57,42%; 301 trường ngoài công lập chiếm tỷ lệ 42,57%. Và 988 nhóm lớp mầm non tư thục.
- Quy mô giáo dục mầm non tại thành phố luôn phát triển, số trẻ đến lớp tăng nhanh. Năm học 2010 - 2011, tổng số trẻ đến trường, lớp là 284.090 cháu, trong đó số trẻ tuổi nhà trẻ đến lớp là 51.289 cháu đạt tỉ lệ 32,91% (trong đó trẻ học trường công lập 29.747 cháu chiếm tỉ lệ 58%), trẻ tuổi mẫu giáo đến lớp là 232.896 trẻ đạt 90% (trong đó trẻ học trường công lập là 128.092 cháu, tỉ lệ 55%)
Riêng mầm non 5 tuổi hiện có 2.046 lớp với 83.766 cháu, đạt 96,6 % số trẻ em trong độ tuổi. Trong đó trẻ năm tuổi học 2 buổi và bán trú: 79.616 trẻ chiếm đạt tỉ lệ 95,04% và 4.150 trẻ năm tuổi học 1 buổi, đạt tỉ lệ 4,95%
4. Về chuyên môn:
4.1 Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng:
a) Đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tốt:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt, an toàn:
+ Sử dụng nguồn thực phẩm, nguồn nước vệ sinh an toàn phục vụ sinh hoạt và ăn uống cho trẻ. Đảm bảo tốt qui trình chế biến, phân phối, vận chuyển thức ăn và tổ chức bàn ăn vệ sinh, an toàn.
+ Nâng cao năng lực thực hành và tay nghề cho đội ngũ nhân viên nấu ăn. 100% cơ sở bếp ăn trong trường mầm non được cấp giấy chứng nhận là cơ sở đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Thực hiện nhiều chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp nhu cầu thể trạng (suy dinh dưỡng, dư cân - béo phì, trẻ ăn kiêng)
- Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế khẩu phần dinh dưỡng đủ năng lượng và cân đối các chất dinh dưỡng. Thực đơn phong phú hợp lý, sử dụng thực phẩm theo mùa; tăng cường chế biến các loại đậu, hạt trong bữa ăn cho trẻ. Giới thiệu album thực đơn và cách chế biến món ăn của quận huyện.
b) Thực hiện tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch:
- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác kiểm tra, giám sát phòng bệnh, phòng dịch về vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường, tiêm ngừa, phòng dịch, dập dịch.
- Tổ chức khám sức khỏe, uống thuốc tẩy giun định kỳ cho cháu và cô; làm vệ sinh, khử trùng bề mặt môi trường, đồ dùng, vệ sinh cá nhân.
c) Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo Thông tư hướng dẫn số 13/2010/TT- BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Tất cả các trường đều thành lập ban chỉ đạo công tác y tế trường học; xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Giáo viên và cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích cho trẻ.
- Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh và cộng đồng để phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích để có các biện pháp phòng chống đạt hiệu quả.
- Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy trẻ an toàn, phòng, chống tai nạn gây thương tích. Trang bị tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.
- Duy trì công tác phối hợp với bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 giới thiệu giáo viên, cha mẹ của trẻ tham dự các buổi sinh hoạt truyền thông giáo dục sức khỏe với các chuyên đề như: Một số tai nạn thường gặp ở trẻ và cách sơ cứu; Nhận biết, xử trí và phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Nhấn dowload để lấy tập tin chi tiết