Chăm sóc trẻ
   Mẹo giúp cha mẹ đối phó với quá trình rụng răng ở trẻ
 

Rụng răng là một hiện tượng phổ biến trong cuộc suống của hầu hết những em bé trong độ tuổi từ 6-12 tuổi.

Thời gian trẻ bị rụng răng

Theo Viện nhi khoa Hoa Kỳ thì một em bé thường bị lung lay răng theo thứ tự răng đã nhổ. Khoảng 6 tuổi trở đi, các răng cửa trước của trẻ thường bắt đầu bị lung lay và rụng. Các răng sữa sẽ tiếp tục nới lỏng và rụng ra cho đến khi trẻ 10-12 tuổi thì quá trình thay răng ở trẻ mới bắt đầu hoàn thiện.

 

Xử lý răng rụng an toàn khi trẻ thay răng

Cách an toàn nhất và ít gây chấn thương tâm lý nhất cho trẻ là bạn nên loại bỏ một răng sắp rụng cho con một cách nhẹ nhàng bằng cách lung lay nó với ngón tay hoặc hướng dẫn trẻ tự sử dụng đầu lưỡi để đưa đẩy và đùn răng.

Khi răng trẻ có hiện tượng sắp rụng, nó sẽ dễ dàng bị nhấc ra khỏi miệng trẻ chỉ với ít máu hoặc thậm chí không bị chảy máu hoặc không gây đau đớn cho trẻ.

Nếu răng của con bạn đã rất lỏng lẻo và trẻ muốn bạn loại bỏ giúp thì bạn hãy sử dụng một miếng gạc sạch và nhanh chóng xoay nó để loại bỏ răng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.


Nếu khi xem xét răng miệng cho con, bạn có thể thấy một chiếc răng đã bắt đầu lung lay nhưng chưa đủ nới lỏng đủ để nhổ thì bạn có thể đưa con đến nha sĩ loại bỏ chiếc răng đấy nếu thấy cần thiết.

Xử lý răng khi trẻ bị rụng do chấn thương

Một chiếc răng của trẻ cũng có thể bị lung lay sau một tai nạn hoặc thương tích nhẹ nào đó. Trong một số trường hợp, các nha sĩ có thể đặt lại vị trí và ổn định răng cho trẻ.

Nếu bạn nhận thấy con bạn có một chiếc răng lỏng lẻo sau khi bị một chấn thương miệng thì nên cho con đến nha sĩ để được giúp đỡ. Tất nhiên khi rụng răng quá sớm, nó có thể làm cho răng vĩnh viễn của trẻ mọc khấp khểnh.

Lưu ý

Một số trẻ bị mất răng muộn hơn so với chúng bạn nhưng hầu hết hiện tượng này không phải là bất thường. Tuy nhiên, nếu con bạn bị rụng răng lần lượt trước khi 4 tuổi thì nó có thể tiềm ẩn những vấn đề có thể đổ lỗi.


Khi một đứa trẻ bị rụng răng quá sớm hoặc quá muộn, bạn nên tham khảo ý kiến nha sĩ để loại trừ vấn đề bệnh tật nghiêm trọng cho răng miệng của trẻ.

Cảnh báo

Nếu bạn quyết định tự nhổ răng cho con bạn thì hãy chờ cho đến khi những chiếc răng sắp rụng này khá lỏng lẻo nhé. Vì nếu kéo đẩy hoặc nhổ một chiếc răng quá sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Theo Afamily

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Yêu nhưng chăm con không đúng cách (14/7)
 Ứng phó với bé bám mẹ (14/7)
 Cách cho con ăn rau sai lầm của mẹ (13/7)
 10 kỹ năng chăm sóc răng miệng cho trẻ (13/7)
 Bé 20 tháng chảy dãi nhiều (13/7)
 Cha mẹ vô tình dính trẻ với tivi (11/7)
 Học lớp một đã nhịn ăn vì sợ béo (11/7)
 Giữ bé an toàn dưới nắng (11/7)
 Con thích cắn người khác (7/7)
 Nụ cười tươi hay ly sữa đắt tiền? (7/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i