Mang thai và sinh đẻ
   Thai phụ sốt phát ban, con dễ dị dạng
 

Bác sỹ Nguyễn Tiến Lâm Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống, nếu bị sốt phát ban có thể gây dị dạng thai nhi. Tỷ lệ này có thể lên đến 60%.



Gần 2 tháng qua, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận gần 500 bệnh nhân sốt phát ban đến khám và điều trị, trong đó đáng chú ý là nhiều thai phụ nhiễm rubella (Sốt phát ban).

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, bệnh rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức là một bệnh lành tính, thời gian ủ bệnh 5-7 ngày. Vào ngày thứ 2, 3 người bệnh bắt đầu phát ban, có người sáng sốt đến chiều đã nổi ban. Người bệnh thường đi khám vào ngày thứ nhất và ba của bệnh. Đa số bệnh nhân khỏi bệnh sau 5 đến 7 ngày điều trị, chưa có trường hợp nào tử vong.

Trong số gần 500 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 3 trường hợp bị biến chứng viêm não với các biểu hiện sốt cao, co giật và rối loạn tinh thần, sau hơn 2 ngày điều trị mới tỉnh hẳn.

Điều đáng nói là có rất nhiều phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống, nếu bị sốt phát ban có thể gây dị dạng thai nhi. Trường hợp nhiễm rubella là thai phụ, ở tuần thứ 10, 18 hoặc 30 của thai kỳ, diễn biến bệnh như người bình thường, không có trường hợp nào có biểu hiện sảy thai, đẻ non hay ra máu bất thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là đánh giá tuổi thai để biết ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi.

Thai phụ mang thai 3 tháng đầu nhiễm rubella sẽ được bác sĩ tư vấn rất kỹ về chuyên môn để tự quyết định xem nên giữ hay bỏ thai. Lý do là tỷ lệ dị dạng thai nhi trong giai đoạn này có thể là 25%, 40% thậm chí là 60%, vào 3 tháng giữa thì thấp hơn dưới 20%. Khiếm khuyết dị dạng bào thai hay gặp là về tim mạch, giảm chức năng não, chậm phát triển thể chất và tinh thần.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, trước khi có quyết định có thai chị em nên đi thử máu để xem liệu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Nếu chưa có kháng thể thì nên tiêm phòng vì nguy cơ phát bệnh khi tiếp xúc với bệnh là rất lớn. Ngoài ra nếu đã có thì cần xem nồng độ kháng thể như thế nào, nếu thấp thì cũng nên tiêm phòng nhắc lại.

Chị em nên tiêm 1-3 tháng trước khi mang thai. Nếu người mẹ thực hiện tốt việc tiêm chủng, trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ truyền sang (miễn dịch thụ động) sẽ được bảo vệ khoảng 6 - 9 tháng sau sinh. Phụ nữ đã mang thai thì không được tiêm phòng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai.

Theo VnMedia

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thụ thai sau khi thuốc tránh thai (24/2)
 Làn da trong thai kỳ (23/2)
 Phát hiện nguyên nhân sinh non (17/2)
 Kiểm soát cholesterol trong thai kỳ (17/2)
 Chế độ nước lọc cho bà bầu (17/2)
 Đa thai dễ gặp nguy hiểm (15/2)
 Hỏi về tiểu đường, ra máu và phù (15/2)
 Sợ bị tiêm và xét nghiệm máu (10/2)
 Nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản của “bà” bầu (10/2)
 Chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh (19/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i