Hội Thiên văn học Hoàng gia Canada thông báo: Cô bé Kathryn Aurora Gray tỉnh New Brunswick, Canada khi cùng với cha - một nhà thiên văn nghiệp dư - quan sát kính viễn vọng đã trở thành người trẻ tuổi nhất phát hiện ra một ngôi sao hoàn toàn mới trong số các loại sao Supernova (sao Siêu mới).
Cô bé Kathryn trở thành người trẻ tuổi nhất thế giới phát hiện một sao Siêu mới.
Kathryn Gray phát hiện ra ngôi sao Siêu mới trong bức ảnh chụp Thiên hà UGC 3378 trong chòm sao Giraffe mà bố cô là Paul Gray và bạn ông là David Lane chụp được trên kính viễn vọng của Đài thiên văn nghiệp dư Abbey Ridge.
Cô bé quan sát bức ảnh chụp Thiên hà UGC 3378, mà bố cô cùng bạn chụp được vào đầu năm mới, trong đó nổi lên một ngôi sao nhỏ có cấp độ 17 (trong thang sắp xếp về độ lớn), mà trong tất cả những bức ảnh trước chưa ai nhận ra. Ông bố đã giúp cô gửi thông báo về phát hiện của mình đến Liên đoàn thiên văn quốc tế.
Ngay lập tức hai nhà thiên văn Mỹ là Brian Tieman bang Illinois và Jack Newton bang Arizona khẳng định sự đúng đắn của phát hiện này. Sau đó, Liên đoàn thiên văn quốc tế đã chính thức gửi điện công nhận phát hiện của cô bé và ký hiệu ngôi sao mới này là SN2010lt.
Đối với David Lane, đây là ngôi sao Siêu mới thứ tư mà ông phát hiện, đối với Paul Gray là ngôi sao thứ thứ bảy, còn đối với con gái ông, cô bé Cathryn thì đây là phát hiện đầu tiên của cô.
Những ngôi sao Siêu mới là những ngôi sao bùng cháy ở giai đoạn tiến hoá cuối cùng của những vì sao khổng lồ, khi cạn kiệt nhiên liệu nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch tắt dần ở giữa, khiến nó bị nén lại vào phía tâm của thiên thể.
Kết quả là ngôi sao bị nổ rất mãnh liệt phát ra ánh sáng rực rỡ trong toàn thiên hà. Sau đó, ánh sáng tắt để lại một lỗ đen hoặc một ngôi sao nơtron. Cũng chính do vụ nổ của các ngôi sao Siêu mới trong không gian vũ trụ, những nguyên tố siêu nặng phát tán ra xung quanh, tạo ra các hành tinh, như Trái đất của chúng ta.
Theo Vietnamnet