Dinh dưỡng
   Nhu cầu dinh dưỡng cho bé (7-10 tháng)
 

7 tháng tuổi là thời điểm bé có thể ăn 2-3 bữa ăn dặm/ngày (mỗi bữa khoảng ½-1 bát bột, tương đương 120-250g). Ngoài ra, bé cần thêm 4-5 bữa sữa (khoảng 600-80ml/ngày).

Cuối tháng thứ 7, bé có thể thử nếm nhiều loại thức ăn với mùi vị và kết cấu mới. Độ nghiền nhừ thức ăn dặm giai đoạn này nên giảm đi, để lại những thức ăn nhỏ, cục mềm khuyến khích bé cắn và nhai. Điều này giúp xoa dịu cơn đau mọc răng cho bé và phát triển cơ hỗ trợ quá trình học nói. Bạn có thể cho bé thử loại rau có sự pha trộn như súp lơ xanh và bí ngòi - cung cấp nhiều chất xơ và mùi vị mới.

Gần bước sang tháng thứ 8 cũng là lúc nhiều cha mẹ quyết định cho bé ăn thịt như thịt gà, phần nạc của cá. Thịt là nguồn dồi dào chất sắt, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Tuy nhiên, thịt vẫn cần nghiền nhuyễn ở giai đoạn này vì những cục thịt to có thể khiến bé bị nghẹt thở.

Giai đoạn 8 tháng tuổi
Bây giờ là lúc bạn có thể cho con ăn lòng đỏ trứng gà được nấu chín. Tuy nhiên, lòng trắng trứng thì phải đợi sau khi bé được 1 tuổi mới nên cho ăn. Tất nhiên, nếu bạn muốn cho con ăn lòng trắng trứng được nấu chín ở tháng thứ 8 thì cũng không sao nhưng cần theo dõi dấu hiệu dị ứng ở bé. Trong khi sơ chế và nấu nướng, cần loại bỏ trứng bị nứt, phải rửa sạch trứng (không để quả trứng dính phân và lông gà) vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn samonella cho bé.

Có thể trộn trứng nấu chín vào rau nghiền, các món thịt xay. Rau củ nấu chín và hoa quả chín thái hạt lựu cũng phù hợp cho bé bốc ăn vào thời điểm này.
Đây cũng là tháng tuổi bé có thể làm quen với ruột bánh mỳ, các loại mỳ ống cắt ngắn, nấu chín mềm.

9 tháng tuổi
Bây giờ, bé có thể nghiền tốt hơn thức ăn với lợi (nướu) của mình và nhờ thế, bé học nhai hiệu quả hơn. Tiếp tục khuyến khích bé học nhai với ruột bánh mỳ mềm thái hình vuông nhỏ kèm phômai hoặc bơ. Đây là thời gian để bé tăng cường dinh dưỡng từ những cây họ đậu vì chúng giàu chất xơ, giúp đường ruột của bé khỏe mạnh.

10 tháng tuổi
Hãy thử cho bé uống từ một chiếc cốc. Nước lọc (một ít) và sữa là đồ uống cần thiết cho bé, bên cạnh nước quả. Nước quả dạng tự nhiên là hợp với bé nhất nhưng uống nhiều có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn tự pha nước quả cho con nên pha loãng với nước lọc theo tỷ lệ 50:50. Chỉ nên cho bé uống một lượng nước quả rất nhỏ bởi hoa quả tươi thay thế sẽ tốt hơn.

Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tập cho bé thích ăn cơm (8/12)
 Chất béo giúp bé phát triển trí não (7/12)
 Mẹ tự làm tô cơm Hàn Quốc cho bé! (7/12)
 4 thực phẩm bạn nên tránh cho trẻ 1 tuổi ăn dặm (6/12)
 7 món canh ngon cho bé tập ăn cơm (6/12)
 Bữa trưa dinh dưỡng cho bé (3/12)
 Trẻ 3 tháng tuổi có thể uống nước rau quả gì? (3/12)
 10 nguyên tắc ăn uống mẹ cần biết (2/12)
 Ăn uống tham lam khiến trẻ ngốc nghếch (2/12)
 Chế độ ăn cho bé trong năm đầu đời (1/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i