Một trí nhớ tốt sẽ rất quan trọng đối với việc học tập của trẻ sau này.
Vì thế ngay từ bây giờ, bố mẹ hãy bắt tay vào rèn luyện trí nhớ cho trẻ nhé!
1. Dành thời gian để vui chơi
Tricia Ferrara, một chuyên gia về gia đình cho hay: 'Hoạt động thể chất thường xuyên được xem như "sự phát triển thần kì" cho não bộ. Những cuộc nghiên cứu mở rộng chỉ ra rằng khi chúng ta di chuyển, thì cơ thể sẽ sản xuất ra một số loại hỗn hợp sinh hoá 'bồi dưỡng' cho bộ não để tìm hiểu và củng cố các kết nối tăng cường trí nhớ'. Mẹ nên cho bé chạy nhảy và hoạtn động thật nhiều trước khi, trong khi và sau khi học.
2. Hỏi trẻ những câu hỏi
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cùng thảo luận với trẻ về một sự kiện đã xảy ra trước đó sẽ giúp cải thiện trí nhớ của trẻ. Ví dụ như, sau khi hai mẹ con cùng đi chơi công viện với nhau, bạn hãy hỏi trẻ những câu hỏi đai loại như: 'Ai đã ở công viên nhỉ?', 'Tên cô ấy là gì nhỉ'. Những câu hỏi đại loại như thế này không chỉ thúc đẩy trí nhớ cho trẻ mà chúng còn giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc ghi nhận các chi tiết và nhớ lại. Bạn cũng có thể hỏi trẻ một chút về câu chuyện sau khi đọc câu chuyện đó cho trẻ nghe: 'Điều gì đã xảy ra ở đầu câu chuyện nhỉ?' hay 'Con heo đã nói gì với con chó sói nhỉ?'
3. Hát một bài hát
Nhiều người tự hỏi vì sao mình có thể nhớ được lời bài hát một cách nhanh chóng nhưng lại khó có thể nhớ được một đoạn văn nào đó. Âm nhạc là một công cụ tiền ngôn ngữ và nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể là một công cụ giúp tăng cường trí nhớ. Với những trẻ lớn, bố mẹ có thể đặt ra chỉ thị cho âm nhạc, ví dụ như 'chế' ra một bài hát hướng dẫn cách buộc dây giày và tập cho trẻ hát. Với những trẻ nhỏ hơn, đơn giản bạn có thể tạo ra một trò chơi ghi nhớ lời bái hát.
4. Xem tranh ảnh và nhớ lại khoảnh khắc
Nhìn tranh ảnh của gia đình là một cách hoàn hảo để ghi nhớ những khoảnh khắc đặc biệt, và cũng rèn luyện trí nhớ cho trẻ. Hãy để bé xác định những người có trong bức ảnh (những người trong bức ảnh bé đã từng gặp ít nhất 1 lần). Sau đó, để cho bé kể một câu chuyện liên quan đến bức ảnh đó. Hãy thử để bé nhớ lại bữa tiệc sinh nhật gần đây nhất của mình hoặc để bé nhớ lại những kỷ niệm đẹp khi cả nhà cùng đi du lịch vào mùa hè năm ngoái.
5. Nhờ sự giúp đỡ
Trẻ ở độ tuổi biết đi luôn muốn cố gắng để thể hiện tính tự lập của mình và tất nhiên trẻ cần một ít sự giúp đỡ của cả mẹ và bé. Bởi thế, những lúc hai mẹ con cùng đi chợ ,bạn hãy nhờ bé nhớ một vài thứ mà hai mẹ con cần phải mua. Điều này không chỉ giúp bé cải thiện trí nhớ của bé mà còn để bé biết được rằng mình cũng là một người đặc biệt, cũng giúp đỡ được gia đình mình.
6. Cho bé ngủ đủ giấc
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại trường Đại Học Northwestern đã phát hiện ra rằng ngủ đủ giấc đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì trí nhớ. Trên thực thế, nghiên cứu chỉ ra rằng trong suốt thời gian ngủ chúng ta có thể lưu giữ được những điều quan trọng đã được học trong suốt một ngày. Vì thế bạn phải luôn đảm bảo cho bé một giấc ngủ tối an lành và đủ giấc ( những trẻ biết đi cần ngủ 11-13 tiếng mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngày). Giấc ngủ đầy đủ rất cần thiết cho một cơ thể và trí não khỏe mạnh.
7. Kết hợp với những hoạt động vui vẻ
"Con trai tôi luôn cố nhớ xem mình đã để đôi giày ở đâu vào mỗi buổi sáng nhưng lại học thuộc lòng, đúng nguyên văn từng câu thoại trong bộ phim siêu nhân mà cu cậu xem đi xem lại bao nhiêu lần" - Một bà mẹ chia sẻ. Thật không có gì đáng ngạc nhiên khi các nghiên cứu đã chỉ ra một thực tế rằng chúng ta nhớ rất lâu những thứ mà chúng ta thích. Bởi thế bạn hãy tìm cách đưa những hoạt động vui vẻ, thú vị vào những bài học của trẻ, để trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn.
Theo Eva.vn