Tâm lý
   Thưởng và phạt
 

Trẻ em không chỉ là một tờ giấy trắng thích vẽ cái gì lên thì vẽ mà chúng là một bản hỗn hợp sắc màu cuộc sống, bố mẹ nên luôn coi con cái như những người thầy dạy mình bước vào một thế giới khác. Trong thế giới ấy mình cũng phải đắn đo suy nghĩ trước khi quyết định làm một việc gì.

Mỗi bậc cha mẹ có cách nuôi dạy con khác nhau nhưng tựu chung họ đều nghĩ rằng họ làm mọi cách tốt nhất cho con cái mình. Nuôi con bây giờ không vất vả như ngày xưa nhưng dạy con bây giờ quả thật khó gấp trăm lần, nếu chúng lớn lên trong một môi trường đã có sẵn thì việc dạy dỗ sẽ đỡ phần vất vả. Ngay bản thân bố mẹ cũng rất khó sửa những thói quen không tốt đã ngấm vào máu từ khi còn bé.

Mọi người cứ nghĩ việc dạy con là một điều gì to tát và khoa học lắm nhưng không hề, việc đó diễn ra hàng ngày hàng giờ khi mình ở bên chúng, khi chúng làm sai thì mình nhắc một câu nhẹ nhàng, lần sau sai nữa thì lại nhắc nữa, việc làm đó như một khắc một cái rãnh, hằn sâu vào bộ não chúng, nhiều lần sẽ thành một phản xạ tự nhiên, không cần nhắc chúng đã biết mình nên làm gì và phải nói gì. Chúng chỉ là trẻ con, cũng như những cái cây, đòi hỏi người trồng phải có lòng kiên nhẫn, chịu khó chăm bón thì mới thu được quả ngon. Các ông bố bà mẹ không thể đòi hỏi con mình ngoan ngay lập tức được, điều đó là quá sức đối với chúng. Tất nhiên khi con hư sẽ bị phạt, ngoan sẽ được thưởng, điều này chắc ai cũng biết, không cần làm bố mẹ cũng biết. Bản năng con người là thử sức mình, luôn muốn khẳng định cái tôi một cách sớm nhất, ngay từ khi còn bé, trẻ con chưa hiểu được nhiều lắm thì chúng "thể hiện" bằng cách đòi bằng được thứ mình mong muốn, gào khóc, ăn vạ, giận lẫy, rất nhiều trò. Khi hiểu thêm một chút thì chúng lý sự, khi còn bé thì các mẹ có thể doạ nạt hoặc bế thốc con lên phòng đóng cửa lại nhưng khi chúng lớn việc đó khó mà thực hiện.

Đôi khi việc thể hiện cái tôi của các bé làm các mẹ thật sự muốn nổ tung, không kiềm chế được nên phải ra đòn. Việc đánh con là việc từ đời xa xưa truyền lại, bởi con người trước đây sống người trên kẻ dưới, ai làm sai thì đánh nên việc đánh con không chỉ ở VN mà ở Tây cũng không hề hiếm. Ngày xưa hay nghe bố mẹ hoặc hàng xóm nói "Đánh cho chúng mày chừa, càng đau thì càng nhớ lâu", bảo đánh trẻ con để cho chúng nó nhớ lâu thì chẳng hiểu các ông các bà dạy con cái kiểu gì nữa. Hoặc con học dốt được điểm kém thì điểm kém mấy roi, đi chơi về muộn, tội này mấy roi, lăn ra đất ăn vạ, tội này mấy roi? Cứ thế nên hằn vào đầu óc của chúng toàn roi là roi, nhưng mà vì sợ ăn đòn mà không làm việc ấy thì đừng hòng. Sự can đảm của trẻ con được liệt vào hạng nhất, khi chúng thích làm cái gì đó thì chúng sẽ quên ngay lập tức mấy roi của bố mẹ đang chờ ở nhà. Nói tóm lại đánh trẻ con thực sự chỉ mang lại sự đau đớn về sinh lý cho trẻ và sự đau đớn về tâm lý cho bố mẹ.

Biết rằng đôi khi không thể kiềm chế được bực quá mà phát cho nó mấy cái, người nước ngoài có thể kiềm chế giận dữ rất giỏi. Họ không bao giờ đánh con nơi công cộng, lắm bực lắm thì kệ cho chúng khóc, mẹ cứ thế đi, khóc chán thì chạy theo.

Nhiều người cứ nói tao đánh nó đau, bằng hết sức mình mà nó vẫn không sợ, trẻ con thì nó biết gì là sợ, nói đâu đóng đấy nên đánh chúng thì chỉ làm đau chúng mà thôi. Dạy con bằng roi vọt là cách dạy con kém hiệu quả nhất, thể hiện sự bất lực của cha mẹ. Để dạy cho con tình yêu thương thì bố mẹ cũng phải biết tự mình đem lại yêu thương cho chúng trước đã. Điều đó chứng tỏ sự giáo dục của mỗi gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ.

Ở Việt Nam hiếm đứa trẻ con nào mà không bị ăn đòn, không ít thì nhiều, truyền thống thương cho roi cho vọt mà, một cách dạy con thật thiếu khoa học và mang đầy tính bạo lực.

Với những đứa trẻ cá tính thì đòn roi không làm chúng sợ, chỉ củng cố thêm lòng can đảm của chúng mà thôi, đánh nhiều đâm ra chúng lì đòn, coi roi của bố mẹ chả có tác dụng gì nhưng sở thích của chúng mỗi ngay một thay đổi, nếu đem sở thích ra doạ thì hình phạt cũng phong phú hơn, không nhàm chán.

Nếu chỉ có thưởng mà không có phạt thì quả là bất công, thưởng tất nhiên cũng đơn giản hơn phạt, ngoan thì được thưởng, nhưng mình hay lồng ghép cả thưởng và phạt vào nhau. Các mẹ nói nếu con ngoan sẽ được thưởng thì mong các mẹ cũng hãy cố thu xếp mà thực hiện cho bé cái việc "thưởng" ấy, tạo cho bé một sự hứng khởi và ngầm công nhận À, đúng là mình được thưởng thật.

Trẻ em không chỉ là một tờ giấy trắng thích vẽ cái gì lên thì vẽ mà chúng là một bản hỗn hợp sắc màu cuộc sống, bố mẹ nên luôn coi con cái như những người thầy dạy mình bước vào một thế giới khác. Trong thế giới ấy mình cũng phải đắn đo suy nghĩ trước khi quyết định làm một việc gì.

Theo Tầm nhìn.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vừa học vừa chơi - Giúp con học tốt các môn Tự nhiên (14/10)
 Dạy bé sử dụng ngôn ngữ kí hiệu (14/10)
 Những điều không nên nói với trẻ (14/10)
 Giúp bé vượt qua mặc cảm khi cha mẹ ly hôn (14/10)
 7 lời nói dối thường gặp của... bố mẹ (Phần cuối) (13/10)
 Dạy trẻ biết lắng nghe (13/10)
 9 cách hay giúp bé không ngại giao tiếp (13/10)
 Phát triển trí tuệ cho bé qua trò chơi (13/10)
 Giúp trẻ vượt qua sự lo lắng (12/10)
 Tạo “tam giác giao tiếp” cho trẻ (12/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i