Khiếm thị
   Internet cho người khiếm thị
 

Người khiếm thị vẫn có nhu cầu cập nhật thông tin từ internet và khả năng lướt web. Nhưng họ đã làm điều đó như thế nào?

Thế giới Internet được cấu thành từ vô số những dòng văn bản và ký tự, hình ảnh và video, những thứ này được hiển thị lên màn hình máy tính, rồi được chuyển đến võng mạc, dây thần kinh và đích đến cuối cùng là não bộ của chúng ta. Nhưng vẫn còn hàng triệu người khác - vốn bị khiếm thị - thế giới mạng là một lãnh địa hoàn toàn xa lạ. Lúc này những chữ cái sẽ chuyển thành âm thanh.

Giao diện một trang web phần nào trở nên vô nghĩa. Còn hình ảnh? Sẽ được chuyển hóa thành chữ, hoặc bị bỏ trống. Thế nhưng người khiếm thị vẫn hằng ngày chia sẻ cùng một thế giới mạng như chúng ta, bằng những thiết bị phần cứng không khác gì những thứ chúng ta đang sử dụng, một cách hạnh phúc. Câu hỏi là họ đã làm điều đó như thế nào?

Internet cho tất cả mọi người


Cách thông dụng nhất để cho người dùng mất năng lực thị giác tiếp cận được với Internet là sử dụng một trình duyệt thông thường, kết hợp với một phần mềm đọc chữ, vốn không phải điều quá xa lạ gì với nhiều người sử dụng hệ điều hành Windows với công cụ Microsoft Narrator, hay VoiceOver đối với người dùng hệ điều hành MAC. Tuy nhiên dù với một công cụ phát thanh đi chăng nữa, thì ngoài hình ảnh và văn bản ra, thì người khiếm thị vẫn hầu như không có cơ hội thưởng thức trải nghiệm lướt web như bình thường.

Với một chương trình đọc màn hình, khái niệm "nhìn" và "ngắm" không tồn tại. Phần mềm đơn giản chỉ là một bộ phân tích cú pháp, cách thức làm việc của nó là "cào" (từ trên xuống dưới) một trang web tương tự như cách một trang web thông thường nhận diện giao thức HTML, chỉ có điều thay vì nhận diện thẻ IMG thành một bức ảnh, hoặc thẻ EM thành những dòng chữ in nghiêng, phần mềm sẽ chuyển hóa chúng thành âm thanh: những thông tin miêu tả được cài đặt sẵn bên trong tấm ảnh kỹ thuật số.

Nói theo Paul Schroeder, phó giám đốc Quỹ vì người khiếm thị Hoa Kỳ, thì "những phần mềm đọc màn hình thể hiện trang web như một tập hợp những dòng chữ và đường link, và có khi còn có cả khung trang web và những đoạn đầu trang". Bản thân cũng là một người khiếm thị, ông hằng ngày vẫn lướt web trên Internet. "Khi bạn đăng nhập vào một trang web khi sử dụng phần mềm đọc màn hình, bạn sẽ được cho biết rằng trang web đó hiện có bao nhiêu dòng và vài kết cấu cơ bản - nhưng không nhiều. Nếu gặp phải một trang web có nội dung rối rắm, những thông tin mà bạn thực sự cần sẽ vào khoảng 300-400 dòng, cũng có nghĩa, nếu bạn phải dõi nghe từng dòng và từng mục một, thì phải mất rất lâu để nghe được phần nội dung mong muốn."

Vẫn có những chương trình tỏ ra tương đối "thông minh", chẳng hạn như VoiceOver của hệ điều hành Mac OS X hay JAWS trong Windows, có khả năng phân tích cú pháp của trang web để lọc ra đâu là đoạn mở đầu hay những yếu tố chỉ dẫn khác. Những phần mềm này còn cung cấp cho người dùng vài thông tin về bố cục toàn trang web, chẳng hạn "ba cột, hai hàng".

Có vài yếu tố làm nên một trang web thân thiện với người bị khiếm thị không nên xem thường: Những người thiết kế trang web phải luôn thận trọng trong việc sử dụng những đoạn mở đầu (headers) để phân biệt các đoạn văn bản lớn hay những dòng chú thích ảnh, cũng như sử dụng các thẻ tính chất một cách hợp lý. Một trang web dù đã trình bày rất hợp lý vẫn có thể đôi lúc tỏ ra quá phức tạp.

"Facebook là một ví dụ tốt của việc này, vì nó là một môi trường thường xuyên thay đổi", ông Schroeder cho biết, "những người khiếm thị thường xuyên sử dụng Facebook hay những trang tương tự thường làm một hoặc hai điều: Họ dùng phiên bản di động (mobile) của trang web, vốn đỡ rối rắm hơn, hay đơn giản là họ tiến hành những thao tác nhất định và cố gắng ghi nhớ chúng".


Những tùy biến và ứng dụng

iPhone cùng những chiếc điện thoại dùng hệ điều hành Android đã hoàn thiện được những tính năng đọc văn bản của mình, vốn rất cần thiết cho đối tượng người dùng khiếm khuyết thị giác. Còn Blackberry? Chúng không có những tính năng này vì hầu hết chúng đều là những chiếc điện thoại đầy nút bấm.

Với một thiết bị phần cứng được trang bị màn hình cảm ứng, chính ngón tay người dùng cung cấp cho họ giác quan về vị trí. Người dùng iPhone có thể bật chức năng VoiceOver, rồi chỉ vào bất cứ vị trí nào trên trang web, họ cũng sẽ được nghe một giọng nói điện tử tường thuật lại chi tiết. Nếu chạm tay vào màn hình, ở góc trên bên trái, gần chỗ điều chỉnh âm lượng, một giọng nói sẽ vang lên: "Ứng dụng camera". Nếu bấm vào góc dưới bên trái, bạn sẽ nghe thấy "điện thoại".


Những ứng dụng lướt web cho người khiếm thị vẫn còn thiếu vắng. Các nhà sản xuất thiết bị lẫn nhà phát triển ứng dụng đang bỏ quên đối tượng khách hàng của mình. Apple và Google có thể đang đi đúng hướng thông qua việc trang bị tính năng đọc văn bản có độ chuẩn xác cao vào trong những hệ điều hành của họ. Một vài ứng dụng trên App Store có thể chạy rất tốt với VoiceOver, còn một số khác thì không.

Nguồn TTO

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo dục cho trẻ khiếm thị đa tật. (20/4)
 Để giáo dục trẻ mù hoà nhập với trẻ sáng mắt, cần thực hiện những công việc gì? (16/1)
 Chúng ta có thể học tập cách cư xử đúng của những gia đình có trẻ khiếm thị ở những điểm sau: (16/1)
 Cha mẹ cần sớm chăm sóc như thế nào để phát triển khả năng nhận thức của trẻ mù? (16/1)
 Trẻ khiếm thị có những điểm mạnh điểm yếu nào? (12/1)
 Thế nào là trẻ khiếm thị? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i