Xã hội
   Giáo viên cũng… “chạy” trường
 

Chuyển chỗ dạy - có người nói khó có kẻ bảo dễ. Nhưng dù thế nào thì ngay chính người trong ngành GD-ĐT cũng cho rằng phải "chạy" bằng mối quan hệ, thậm chí tiền bạc. Câu chuyện giáo viên (GV) "chạy" nhiệm sở mỗi đầu năm học cũng nóng không thua chuyện học sinh "chạy" trường.

Ảnh chỉ mang tính minh họa - Ảnh: Inh

40 triệu đồng một chỗ dạy?
Cô giáo N., người miền Tây lấy chồng ở Sài Gòn. Cuối tháng 6/2010, cô làm hồ sơ hợp lý hóa gia đình, thuyên chuyển về Sở GD - ĐT TP.HCM nhưng đã trễ hạn. Đang bế tắc thì xuất hiện "quới nhân", hứa sẽ lo cho cô được dạy ở trường gần nhà với giá 40 triệu đồng. Theo hợp đồng "miệng", người này nhận hồ sơ của cô kèm theo vài triệu đồng tiền trà nước, chi phí còn lại sẽ thanh toán khi cô có chỗ dạy. Đây là chuyện không lạ đối với những GV từ các tỉnh muốn về TP.HCM.

Không chỉ GV tỉnh muốn đổi "địa bàn hoạt động" mà ngành giáo dục TP còn đang phải chứng kiến tình trạng nhiều GV ở trường thường, gọi nôm na là trường nghèo, muốn "tìm đường đổi đời" tại các trường điểm, trường "giàu". Ông Đinh Thiện Căn - Trưởng phòng GD-ĐT Q.1 cho biết: năm nào quận cũng có GV xin chuyển về công tác tại quận. Trong khi đó, lãnh đạo các đơn vị vùng sâu lại luôn than phiền GV "cứng" tay nghề một chút là cứ nhấp nhổm muốn bỏ trường mà đi. Hiệu trưởng một trường THPT ở Q.8 thống kê: "Năm nào trường cũng phải xin thêm hai - ba GV, bù cho số chuyển nhiệm sở. Nhiều lúc thiếu người, các GV phải dạy choàng cho nhau".

Việc chuyển chỗ dạy - có người nói khó nhưng cũng có người bảo dễ nếu biết "ngoại giao". Trường hợp cô P. chỉ vài năm sau khi được phân nhiệm sở, từ một trường cấp III ở Nhà Bè, cô P. đã xin về một trường THPT ở Q.8 với lý do "dạy gần nhà". Một thời gian ngắn sau, cô lại "chạy" về một trường có tiếng của Q.3. Nhiều đồng nghiệp thán phục cô P. chẳng khác nào một vận động viên chạy... trường vì trường ở Q.3 xa nhà, bản thân cô cũng chưa có thành tích nổi trội để được "săn đón", nhưng cô vẫn từng bước "tiến về Sài Gòn". Dĩ nhiên, để chạy đến đích, cô đã tốn một khoản kha khá, còn phải "canh me" trường muốn chuyển đến sắp có GV nghỉ hưu để "đặt cọc" trước, tìm cơ hội thế chỗ.

Nước chảy chỗ trũng
Mái trường như "ngôi nhà thứ hai", nên trừ khi có những lý do hết sức đặc biệt, GV mới thay đổi môi trường làm việc. Mặt khác, "chạy" một chỗ dạy không hề đơn giản và dễ biến người thầy thỏa hiệp với tiêu cực. Ông Văn Công Sang - Trưởng phòng Tổ chức - cán bộ Sở GD-ĐT bảo đảm 100% người trúng tuyển có điểm cao nhất vì chương trình máy tính chạy ra kết quả. Tuy nhiên, từ hai năm nay, Sở GD-ĐT đã giao quyền cho hiệu trưởng THPT trực tiếp nhận người. Có trường hợp Sở phân công về nhưng hiệu trưởng từ chối tiếp nhận thì Sở phải điều động sang nơi khác. Hiệu trưởng có quyền xin người trực tiếp nếu thấy GV phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của trường. Chẳng ai muốn nhận người dở nhưng cũng "không dám nói là không có những trường hợp gửi gắm, nể nang, tuy không phổ biến", ông Sang cho biết.

Nguyên nhân GV "chạy" nhiệm sở tốt cũng không khác so với PHHS "chạy" trường điểm cho con. Ngành GD-ĐT đang phân hóa sâu sắc giữa một bên là những trường "điểm" có cơ sở vật chất tốt, bên còn lại trường nghèo, chưa được xây dựng, sửa chữa. Hai cực đối lập này dẫn đến chênh lệch thu nhập giữa các khu vực, thậm chí giữa GV trong cùng một quận. Trường giàu vì nằm ở khu vực trung tâm, phát triển, phụ huynh "sộp" (nếu là trường trọng điểm còn được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, GV) nên hằng tháng hoặc các kỳ lễ lộc, cha mẹ HS luôn biết bày tỏ tình cảm với thầy cô bằng phong bì, quà cáp. Một số GV ngày 20/ 11 phải bao cả taxi chở quà về nhà. Trong khi đó, những trường nghèo không phải vì chất lượng giảng dạy yếu kém mà là do tọa lạc ở khu vực đông người lao động nghèo, nhiều gia đình không quan tâm đến chuyện học hành của con em "khoán trắng" cho nhà trường. Một GV trường nghèo ở Q.1 so sánh: "Ngoài lương, GV các trường giàu còn có thêm thu nhập ít nhất ba triệu đồng từ nguồn dạy thêm. Còn ở trường tôi, ban giám hiệu động viên GV dạy phụ đạo HS yếu kém mà các em còn chẳng thèm học".

GV Trường Tiểu học Điện Biên chăm lo buổi ăn trưa cho HS. Tuy trường siêu nhỏ nhưng tấm lòng thầy cô bao la - Ảnh: H.L.

Trong các dịp lễ, Tết, chênh lệch thu nhập giữa GV các quận, huyện của TP càng phân hóa sâu sắc. Có trường một hai trăm ngàn nhưng có những trường công bố thưởng hơn 20 triệu đồng. "Điển hình" ở ngôi trường "siêu nhỏ" Điện Biên (Q.10), mấy năm trước không có cả tiền thưởng Tết. Năm rồi, cố gắng lắm, trường mới huy động được một vài trăm ngàn làm quà xuân cho thầy cô. Ở Trường THPT Nguyễn Trãi, Q.4, có năm chồng đơn xin miễn giảm học phí lên đến 300 em. Theo ông Ngô Tương Đại - Hiệu trưởng, nhiều HS của trường có hoàn cảnh khó khăn, phải phụ cha mẹ buôn bán, làm mướn nên không có thời gian chăm chút cho việc học. GV phải dạy HS theo "4D", tức Dạy - Dỗ - Dụ - Dọa, bỏ công sức rất nhiều nhưng do ý thức học tập của các em chưa cao khiến những thầy cô tâm huyết không khỏi buồn lòng.

Tập thể sư phạm ở những trường nghèo tâm tư: Nhà nước cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường như nhau, không rút GV giỏi của trường thường qua trường "trọng điểm", quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống GV của trường nghèo. Khi các trường nhỏ xây dựng môi trường sư phạm khang trang, PHHS dần tin tưởng chất lượng nhà trường mới hy vọng chuyện "chạy" trường ở cả thầy lẫn trò mới "hạ nhiệt".

Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy lớp 1 tăng cường tiếng Anh phải là giáo viên giỏi (25/8)
 Tiểu học: không dạy quá 7 tiết/ ngày (24/8)
 Triển khai tiêm văcxin sởi cho trẻ 1-6 tuổi (24/8)
 Hàng Internet cho trẻ em, cấm... người lớn (24/8)
 Phát động nhiều nội dung tại Lễ khai giảng năm học mới (24/8)
 Sở GD-ĐT TPHCM cần tuyển 715 giáo viên (24/8)
 Năm học 2010-2011: Hà Nội chính thức công bố phương án học phí (23/8)
 Hết thời loạn giá sữa (23/8)
 Singapore: Bùng phát dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em (23/8)
 Bếp ăn bán trú mầm non phải có giấy phép (23/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i