Mẹo vặt
   3 loại bệnh dễ mắc trong mùa hè
 

Hè đến, các bệnh truyền nhiễm như bệnh đường ruột, viêm não Nhật Bản B... sẽ tăng lên. Trong đó, có 3 loại bệnh rất dễ mắc sau đây:

1. Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ do vi khuẩn là một bệnh truyền nhiễm đường ruột do vi khuẩn hình que (trực khuẩn) gây ra. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ớn lạnh, phát sốt, đau bụng, đi ngoài, muốn đi ngoài mà không đi được, đi ngoài ra máu.

Khi nhiễm trực khuẩn sẽ phát bệnh rất nhanh. Đột nhiên sốt cao, lúc lạnh lúc nóng, chìm trong giấc ngủ, hôn mê, nhanh mệt, kiệt sức và hô hấp yếu.
Chuyên gia khuyến cáo: vi khuẩn kiết lỵ chủ yếu thông qua nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm vào trong cơ thể.

Vì vậy, biện pháp cốt yếu để phòng chống vi khuẩn kiết lỵ là chú ý giữ vệ sinh ăn uống, khống chế và tránh "bệnh chui vào từ miệng".

Hướng dẫn trẻ không được uống nước lã, không ăn những thực phẩm biến chất, không tham ăn đồ lạnh.

Người bị vi khuẩn kiết lỵ cấp tính nên đi khám bác sỹ và điều trị sớm tránh để thành mãn tính.

 

2. Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một chứng bệnh thường gặp nhất trong mùa hè do thực phẩm dễ biến chất, trở thành nơi sinh tồn và phát triển lý tưởng của các loại vi khuẩn.

Nhẹ thì bị đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, nặng thì làm cho cơ thể mất nước, hôn mê, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, đầu tiên cần phòng chống thực phẩm bị vi khuẩn lây nhiễm, cơm thừa, thức ăn thừa đặc biệt là thức ăn để qua đêm, thực phẩm để trong tủ lạnh nhất định phải hâm nóng "triệt để".

Ngoài ra, nên ít ăn đồ biển, phòng chống lây nhiễm vi khuẩn mang tính muối.

3. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là tình trạng đại não bị viêm và do virut viêm não Nhật Bản gây ra, chủ yếu thịnh hành vào mùa hè. Phương tiện truyền bệnh là một loại muỗi có tên khoa học là Culex Tritaeniorhycus.

Siêu vi viêm não Nhật Bản sống trong cơ thể các loài chim như: bông lau, rẻ quạt, sẻ nhà, chích chòe, cò, sáo, quạ, cu gáy... Muỗi là vật truyền bệnh trung gian.

So với các bệnh truyền nhiễm khác, mặc dù tỉ số phát bệnh của viêm não Nhật Bản không cao nhưng sau khi mắc bệnh thì tỉ lệ tử vong rất cao. Một số người bệnh còn bị di chứng.
Ðến nay, Viêm não Nhật Bản cũng như nhiều bệnh do siêu vi gây ra khác là bệnh chưa có thuốc đặc trị.

Ðiều trị chủ yếu là làm bớt đi phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch, nhiễm trùng.

Sau đó thì điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.

Viêm não Nhật Bản nguy hiểm thế nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được (diệt muỗi, phòng tránh muỗi chích)... có thể chích ngừa bằng vắc-xin.

Ngoài ra, chúng ta phải chú ý giữ gìn vệ sinh, tẩy trừ những nơi muỗi sinh sống, không nên để chuồng lợn, chuồng chim gần nhà, thường xuyên tập luyện thể thao để cơ thể luôn có sức để kháng... Đây chính là những biện pháp để phòng tránh.

Theo Dân Trí

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 4 tiêu chí giúp chọn sàn nhà như ý (29/7)
 Mẹo hấp cá thơm ngon (22/7)
 6 thực phẩm tốt cho bữa sáng của phụ nữ (22/7)
 10 công dụng tuyệt vời của nước chanh với sức khỏe (7/7)
 Những cách làm mát đơn giản trong ngày nóng (7/7)
 4 rau củ mùa hè giúp bạn kéo dài tuổi trẻ (2/7)
 Giấc ngủ bảo vệ dạ dày (30/6)
 Mẹo giảm chất béo trong nấu ăn (30/6)
 Nhận biết thịt gà bị ngâm nước (29/6)
 12 mẹo hay chữa bệnh tại nhà (29/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i