Giáo dục hòa nhập
   Đào tạo giáo viên dạy trẻ tự kỉ trong tình hình hiện nay
 

Đoàn Xuân Trường (M.Ed)
Trưởng khoa Giáo dục đặc biệt
Trường CĐSPTW TPHCM


Đặt vấn đề:
Tự kỷ đang ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong giáo dục đặc biệt, bởi trong những năm gần đây, số ca chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng. Từ trước những năm 1990, tỷ lệ trẻ tự kỷ trên thế giới được chẩn đoán tự kỷ vào khoảng 1/10.000 trẻ. Tuy vậy, cho tới giữa những năm 2000, con số này tăng gấp nhiều lần. Cụ thể, tại một số bang của Mỹ như West Virginia or New Jersey, cứ trong 1000 trẻ 8 tuổi, có tới 4.5-9.9 trẻ trong phổ tự kỷ [1] . Tại các bang khác như California, số trẻ tự kỷ tăng từ 250%- 500%, tần xuất suất hiện 1/100 [3,4]. Ở Hà Lan, tỷ lệ trẻ tự kỷ khoảng 1/1000, trong khi những trẻ trong phổ tự kỷ là 1/333.
Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê, nhưng nếu ước tính con số đó so với xấp xỉ 3.5 triệu trẻ em trong độ tuổi mầm non (số liệu Bộ Giáo dục năm 2009), con số trẻ trong phổ tự kỷ chắc chắn rất lớn. Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng.


Đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt ở Việt Nam
Từ giữa những năm 1990 tới nay, giáo dục đặc biệt ở Việt Nam bắt đầu được quan tâm hơn, chủ yếu với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, với mục tiêu đưa trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ tự kỷ, ra lớp. Chương trình hành động của Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2001-2015 đề ra mục tiêu đưa 75% số trẻ khuyết tật ra lớp vào năm 2010 và 90% vào năm 2015.
Từ năm 1999, khóa đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt được tổ chức lần đầu tiên, với sự hỗ trợ của UB2 Hà Lan. Năm 2001, khoa Giáo dục đặc biệt đầu tiên ở Việt Nam được thành lập. Cho tới nay, đã có 7 Cơ sở đào tạo/ bồi dưỡng giáo viên giáo dục đặc biệt trên cả nước, với số lượng sinh viên chính quy hàng năm tốt nghiệp khoảng trên 200 người.
Theo ước tính, số lượng giáo viên giáo dục đặc biệt ở Việt Nam hiện nay cần khoảng 200.000 người cho các cấp học [2]. Tuy vậy, số lượng người được đào tạo còn rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.


Nguyên nhân:
 Vấn đề giáo dục đặc biệt còn chưa được quan tâm một cách đúng mức.
 Nguồn giảng viên trong đào tạo giáo viên tại các trường Đại học và Cao đẳng còn thiếu và yếu.
 Nhiều sinh viên được đào tạo nhưng không kiếm được việc làm đúng ngành nghề sau khi tốt nghiệp.
 Chương trình đào tạo còn nặng nề, nhiều lí thuyết, ít thực hành.
 Chính sách của nhà nước về giáo viên giáo dục đặc biệt chưa rõ ràng.
 Lương thấp
 Số lượng đơn đăng kí thi tuyển sinh đầu vào giảm theo từng năm.

Đào tạo giáo viên giáo dục đặc biệt tại trường CĐSPTW-TPHCM
Khoa Giáo dục đặc biệt trực thuộc Trường CĐSPTW TPHCM được thành lập năm 2003 với nhiệm vụ cung cấp nguồn giáo viên giáo dục đặc biệt bậc mầm non cho các trường Mầm non hòa nhập và chuyên biệt cho các tỉnh phía Nam. Khoa có 3 tổ bộ môn: Giáo dục trẻ khiếm thính, giáo dục trẻ khiếm thị, Giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ. Phần Giáo dục trẻ tự kỷ do tổ giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ phụ trách.
Phần Giáo dục trẻ tự kỷ chỉ chiếm một phần nhỏ trong chương trình đào tạo (2 tín chỉ, tương đương 30 giờ), thời lượng làm việc thực tế trên trẻ còn ít. Hơn nữa, số lượng giảng viên có kinh nghiệm về dạy trẻ tự kỷ còn rất hạn chế.
Cho tới nay, khoa đã đào tạo được 4 khóa với tổng số sinh viên đã tốt nghiệp hệ chính quy trên 300 em, số sinh viên không chính quy: 300 em. Tuy nhiên, khoảng 60% số sinh viên đó làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Nhiều em đi dạy mầm non, làm cho các đơn vị ngoài giáo dục. Một trong những nguyên nhân quan trọng là Giáo dục đặc biệt chưa có mã nghề cho giáo viên, dẫn đến việc nhiều đơn vị không thể tuyển vào biên chế, gặp khó khăn trong khâu chi trả lương. Ngoài ra, lương thấp cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Kết luận:
Rõ ràng, nhu cầu giáo viên, trường lớp giáo dục cho trẻ tự kỷ đang ngày càng trở nên bức thiết, nhưng trên thực tế ngành giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu này. Điều cần làm hiện nay là nên có một diễn đàn trao đổi giữa giáo viên giáo dục đặc biệt và cha mẹ để chia sẻ kiến thức kỹ năng dạy trẻ tự kỷ, nhằm tận dụng vốn kiến thức l‎í thuyết của giáo viên và kỹ năng của cha mẹ trẻ tự kỷ.
Tham khảo:
1. Prevalence of Autism Spectrum Disorders --- Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, Six Sites, United States, 2000
2. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2008). Development of Special Education in Vietnam and International Cooperation in Teacher Preparation, Fulbright Association 31th Anniversary Conference .
3. http://www.childdevelopmentmedia.com/blog/?p=77
4. http://www.talkaboutcuringautism.org/autism/latest_autism_statistics.htm

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vài nét về vấn đề đào tạo giáo viên GDĐB tại trường Đại học sư phạm TPHCM (15/7)
 Nhiều trở ngại trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (2/4)
 Những hiểu biết về A.S.D (11/7)
 Lợi ích của "Giáo dục hòa nhập" (12/1)
 Giáo dục hòa nhập là gì? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i